Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều đã có mặt ở Hà Nội để dự hội n♛ghị thượng đỉnh lần hai dự kiến diễn ra ngày 27-28/2. Bên cạnh những vấn đề an ninh, hậu cần, dư ꦫluận thế giới cũng rất quan tâm đến cách thức hai lãnh đạo quản lý lực lượng hạt nhân chiến lược khi không có mặt trong nước.
Tổng thống Trump luôn nắmꦯ quyền chỉ huy kho vũ khí hạt nhân Mỹ mọi nơi mọi ꩵlúc. Mỗi khi công du nước ngoài, trợ lý của ông thường mang theo chiếc va♉ly được mệnh danh "quả bó𓄧ng hạt nhân" có chứa các thiết bị dùng để kích hoạt mệnh lệnh khai hỏa tên lửa hạt nhân chiến lược, theo Reuters.
"Quả bóng hạt nhân" được một sĩ quan cấp cao của quân đ🧸ội Mỹ mang theo bên mình và luôn đi sát Tổng thống để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Bên trong valy là tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phát mệnh lệnh khẩn cấp, một cuốn sổ liệt kê các mục tiêu cần tấn công, một cuốn sổ có vị trí các điểm ẩn nấp an toàn cho tổng thống và một thẻ có mã xác thực để tổng thống xác nhận danh tính.
🐈 Khi cần phát lệnh tấn công hạt nhân, các thiết bị đặc biệt trong chiếc valy sẽ 💎giúp Trump ra lệnh cho lực lượng trực chiến hạt nhân hành động nhanh chóng nhất.
Trong khi đó, cách Chủ tịch Kim Jong-un kiểm soát kho vũ khí chiến lược ở Triều෴ Tiên khi thực hiện các chuyến công du nước ngoài vẫn còn là bí ẩn. Triều Tiên được cho là đang sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Giới quan sát cho rằng ông Kim kh𝔉ông thể ra khỏi lãnh thổ Triều Tiên mà không tự tin về sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân và khả năng ra lệnh kích hoạt tên lửa của mình.
"Chú♑ng tôi không biết khả năng liên lạc bảo mật của Triều Tiên đã phát triển như th🐽ế nào, nên việc ông Kim có kiểm soát Ủy ban Chỉ huy Quốc gia khi ra nước ngoài hay không là một câu hỏi mở", theo Andrew O'Neil, chuyên gia về chính sách hạt nhân Triều Tiên tại Đại học Griffith ở Queensland, Australia.
"Giả sử quyền chỉ huy, kiểm soát, kết nối và tình báo của Triều Tiên được thiết lập nhằm tập trung cao độ và𒆙o quyết định của ông Kim, sẽ không có ch🧸uyện lãnh đạo này ở ngoài phạm vi ra lệnh kích hoạt vũ khí hạt nhân nếu cần thiết", O'Neil nói thêm.
Ngoài ra, Chủ tịch Triều Tiên có thể ủy quyền giám sát kho vũ khí hạt nhân cho một trong những quan chức tin cậy ở Bình Nhưỡng, theo Michael Madden, chuyên gia hàng đầu của trang 38 North. "Ông Kim có thể ủy q🌊uyền ♐hoặc phê chuẩn một cuộc tấn công tên lửa trong lúc vắng mặt. Có một giao thức để tiến hành các vụ phóng", Madden cho biết.
Các quan chức trung thành sẽ duy trì kiểm soát với các đường dây nóng viễn thông cố định trong nước, có khả năng bao gồm một chuỗi mã để kích hoạt hệ thống liên quan đến việc phóng các tên lửa♏ đạn đạo. Theo Madden, chỉ có một số đơn vị tên lửa hạt nhân nhất định của Triều Tiên mới có thể nhận được lệnh kích hoạt.
Theo một giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, Triều Tiên nhiều khả năng đã cấu hình chương trình hạt nhân sao cho quá trình kích hoạt tên lửa diễn ra trong thời gian ngắn nhꦗất, nhằm đối phó với nguy cơ bị kẻ thù tấn công phủ đầu, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc ra lệnh hủy vụ phóng là rất khó khăn.
Hồi đầu năm 2018, lãnh đạo Mỹ, Triều từng có màn đấu khẩu về năng ✨lực vũ khí hạt 🦋nhân. Trong khi, ông Kim tuyên bố với thế giới rằng "nút bấm hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc của tôi", nhằm ám chỉ sự kiểm soát cá nhân của ông đối với kho vũ khí hạt nhân quốc gia, Tổng thống Trump đã đáp trả lại trên Twitter: "Tôi cũng có nút bấm hạt nhân, thậm chí nó còn lớn và mạnh hơn của ông ta, và nút của tôi hoạt động được!"
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bên đã giảm đáng kể sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore vào tháng 6/2018, nơi ông Trump và ôn꧃g Kim đã đạt được một số thỏa thuận ban đầu về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Dư luận thế giới kỳ vọng lãnh đạo hai nước sẽ có được những thành quả nhiều ý nghĩa trong hội nghị thượng đỉnh lần này, đóng góp tích cực cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và hòa bình quốc tế.