Chị Thanh mắc nhiều bệnh phụ khoa như viêm mủ buồng trứng, viêm mủ phần p🌃hụ, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung... tạo nên bệnh cảnh phức tạp nhiễm trùng vùng tiểu khung (dưới rốn của bụng). Chị từng ba lần mổ cắt u buồng trứng bên trái, thông vòi trứng bên trái, phẫu thuật sinh thiết u lạc nội mạc tử🎶 cung nhưng thất bại, nhiều năm không con.
Chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám hiếm muộn. Ngày 29/6, PGS.TS Triệu Triều Dương, Giám đốc chuyên môn Ngoại khoa, cho biết chị Thanh có ổ áp xe nhiễm trùng (khối viêm mạn tính), kích thước 17,5x12 cm, nặng khoảng 6 kg, tương đương thai 🧔9 tháng. Khối tổn thương phát triển với kích thước lớn chiếm toàn bộ thể tích ổ bụng, kéo dài từ thượng vị (trên rốn) đến tiểu khung, chèn ép các tạng xung quanh, gây giãn thận niệu quản hai bên. U hoại tử vào thành sigma trực tràng dẫn đến tắc ruột, tổn thương hệ mạch vùng chậu.
Mô nội mạc tử cung của chị Thanh xuất hiện ở khắp phần tiểu khung như♉ cơ bàng quang, tử cung, đại tràng... Người bệnh thường xuyên đau bụng, rối loạn tiểu tiện, viêm nhiễm phần phụ và khí hư, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống.
Chị Thanh được các bác sĩ phẫu thuật lấy trọn khối u, cắt các tổ chức hoại tử bao gồm tử cung, buồng trứng, đại tràng sigma, đồng thời hạ đại tràng trái để nối đại tràng trong một lần, bảo tồn hai niệu quản. Người bệnh được bảo tồn các cơ quan chưa hoại tử trong ổ bụng, tránh được các biến chứng hậu phẫu như x♓ì rò, chảy máu, suy tạng.
"Cuộc ꦿmổ phức tạp do người bệnh có , xâm nhiễm gây viêm nhiễm, hoại tử nhiều tổ chức xung quanh và nhiều lần phẫu thuật thất bại", phó giáo sư Dương nói. Khối u dính nhiều hệ động tĩnh mạch chậu hai bên và động mạch chủ, tăng sinh mạch nhiều. Xung quanh khối viêm có ๊nhiều mạch máu, u lớn chèn ép các tạng và mạch máu xung quanh làm biến đổi giải phẫu vùng chậu, ổ bụng khiến khó bóc tách.
Theo phó giáo sư Dương, thông thường trường hợp như chị Thanh phải mổ nhiều lần, xử lý từng tình trạng một. Song để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, ê kíp tính toán kết hợp giải quyết trong một ca mổ. Khối u nhiều khả năng lành tꦏính nhưn🍨g diễn biến phức tạp, nếu không điều trị đúng cách, kịp thời nguy cơ người bệnh phải cắt đa phủ tạng.
Khối viêm nhiễm kích thước lớn dễ chèn ép và dính chặt vào các cơ quan như niệu quản, bàng quang, trực tràng... Lúc này biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ổ bụng, thận ứ nước, viêm nꦐhiễm đường tiết niệu, hoại tử các cơ quan xung quanh có thể xảy ra.
Bệnhꩵ nhân được⛄ kiểm soát nhiễm trùng và cầm máu tốt. Sinh thiết ngay tại bàn phẫu thuật cho thấy u lành tính. Hậu phẫu, chức năng tiêu hóa, tiết niệu của chị Thanh phục hồi tốt. Một tuần sau, người bệnh tập đi lại nhẹ nhàng, dần ổn định thể trạng và xuất viện sau hai tuần.
Phó giáo sư Dương khuyến cáo người có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cầ꧒n đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, nhất là khi có chỉ định phẫu thuật.
Lục Bảo
*Tên người bệnh đã được thay đổi.
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |