🎃Một lần hồi học đại học, giáo sư hỏi lớp tôi rằng, bây giờ tôi cho các em chọn lựa, hoặc là nhận 1000 đôla hôm nay, hay là nhận 1010 đôla vào thứ hai tuần tới, các em chọn cái nào? Hầu như ai cũng chọn 1000 đôla hôm nay.
♌Lý do cũng có nhiều, như là chưa chắc gì sống được tới tuần tới, tuần tới chưa chắc gì người đưa còn tiền mà đưa, tôi cần trả tiền thuê nhà ngày mai, giờ cầm 1000 đôla tôi đầu tư khéo ra còn lời ấy chứ...
🎃Giáo sư trả lời rằng, đúng như vậy, đối với mỗi người thì tiền hôm nay tốt hơn tiền ngày mai, các em hãy nhớ lấy điều này khi giao dịch tiền bạc.
Đối với bài toán rút bảo hiểm, những lý do khiến một cá nhân quyết định "rút một cục"🏅 cũng y chăng như những lý do mà tập thể sinh viên trong lớp tôi đã đưa ra. Xin lưu ý rằng, lớp học đó diễn ra ở Australia, tức là tâm lý "tiền hôm nay" nó diễn ra không phải chỉ ở Việt Nam.
Khi thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội mà cụ thể là hệ thống lương hưu cho người già, các nhà quản lý đều biết rõ tâm lý "tiền hôm nay". Và vì thế, trên thế giới rất hiếm có hệ thống bảo hiểm xã hội nhằm phát lương hưu nào lại cho phép "rút một cục".❀ Nếu cho rút một lần giống như gài một nút "tự hủy" vào hệ thống lương hưu vậy.
Ở Mỹ chẳng hạn, để người dân có lương hưu thì nhà nước phải xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội nhiều tầng. Ở mức tối thiểu là tầng "bắt buộc", mỗi cá nhân hễ có thu nhập là phải đóng thuế bảo hiểm xã hội (Social Security tax).
🌸Khi mỗi người đóng thuế này thì hàng năm họ nhận được một thông báo ước tính là khi họ nghỉ hưu (hiện tuổi nghỉ hưu ở Mỹ là 66 tuổi) thì tiền bảo hiểm xã hội của họ (tiền già) là được bao nhiêu. Khoản tiền này thì bạn không có cách gì để mà rút ra được cả, khi nào bạn tới tuổi hưu thì mới được hưởng.
ꦍTuy vậy nếu bạn chết thì người thừa kế (vợ, chồng, hay con nhỏ) cũng có thể nhận được một khoản tiền từ số tiền mà bạn đã đóng nhưng chưa hưởng, nhưng cũng chỉ được phát hàng tháng mà thôi.
🥃Trên tầng "bắt buộc" là tầng "tự nguyện". Cái này thì ở thường gọi là 401(k) hay là IRA (tài khoản hưu trí cá nhân). Hàng năm mỗi người có thể đóng vào các quỹ này (nếu bạn làm cho một công ty hay cơ quan có phúc lợi này) hay tự mình mở một quỹ như vậy.
🐲Số tiền bạn đóng vào sẽ được miễn thuế, như năm 2023 bạn có thể đóng 22,500 USD vào quỹ hưu của mình mà không phải đóng thuế. Số tiền đó bạn có thể dùng để đầu tư, hay là người quản lý quỹ có thể đầu tư cho bạn. Vì vậy tài khoản này cứ thế mà to ra.
🎃Lúc đủ tuổi nghỉ hưu, giả thử bạn có 900 nghìn USD và bạn chọn lãnh trong 30 năm thì mỗi năm bạn sẽ được 30 nghìn USD, tiền này được lãnh hàng tháng. Nếu bạn chết đi mà vẫn còn tiền thì con cháu sẽ được thừa kế. Nếu bạn cần thêm tiền để chi xuất đột ngột như là tiền khám chữa bệnh, hay là vật giá tăng cao, thì bạn cũng có thể rút thêm. Nói cách khác, bạn chờ được tới lúc nghỉ hưu thì khoản này nhiều hơn và nó vẫn là của bạn.
꧃Vậy nếu bạn thực sự không có tiền để xoay xở thì thế nào? Khoản "bắt buộc" thì đừng mong rút được, đừng hỏi nhiều. Khoản "tự nguyện" thì bạn có thể mượn tạm mà không phải đóng thuế trong một số trường hợp hạn hữu, như là khi bạn mua ngôi nhà đầu tiên. Còn lại nếu bạn sắp sửa rơi vào cảnh đói nghèo vô gia cư thì bạn cũng có thể rút khoản "tự nguyện", nhưng vẫn sẽ đóng thuế.
🐲Ở Mỹ hay bất kỳ ở nơi nào cũng vậy, luôn luôn có người đói nghèo rơi vào túng quẫn. Không vì vậy mà họ được rút tiền bảo hiểm xã hội "một cục". Nếu làm như thế thì sẽ rất nhiều người rơi vào túng quẫn mà không chịu đi làm, bởi vì đói thì đầu gối phải bò.
🎀Khoản tiền bảo hiểm xã hội của các bạn đi rút "một cục" vì đói nghèo đấy thường chỉ giúp được các bạn ấy tiêu xài ít lâu, rồi thì cũng hết và lúc đấy đầu gối lại cũng phải bò. Không cho rút kiểu đó, người nghèo sẽ phải "bò" sớm hơn. Còn cho rút một cục, kẻ đói sẽ lần khần chuyện tìm việc, mà những người không đói nhưng cũng muốn tiền thì cũng sẽ rút, bởi vì tâm lý "tiền hôm nay" như trên.
💫Vấn đề tiền lương hưu không phải chỉ là việc mà Việt Nam quan tâm. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm và không phải vô cớ mà chẳng có ai lại thiết kế "rút một cục" hết cả.
♚Hệ thống lương hưu của Việt Nam được thiết kế theo kiểu không ra tự nguyện cũng chẳng giống bắt buộc, nên dẫn tới hậu quả là nó không thành hệ thống lương hưu. Thay vào đó, nó bị người tham gia rút rỉa khắp nơi, "te tua tơi tả".
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.