Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết những thành phần có trong không khí ô nhiễm như tia cực tím, hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất hữu cơ bay hơi, các oxit, bụ💟i mịn, ozone và khói thuốc lá sẽ tạo ra stress oxy hóa làm tổn thương da.
"Tiếp xúc với không kh𒊎í ô nhiễm có tính chất lâu dài, lặp đi lặp lại gây lão hóa da, các bệnh lý viêm như vảy nến, viêm da cơ địa, mày đay, phát ban dạng trứng cá... và ung thư da", bác sĩ Hào nói.
Để phòng ngừa tác hại của không khí ô nhiễm trên làꦺn da, cần tránh nắng, sử dụng kem chống nắng khi đi đường. Tránh lại gần các khu vựcꦗ nhiều khói công nghiệp. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, E. Trong nhà có thể lắp máy lọc không khí và thông gió; trồng cây xanh để làm sạch môi trường.
Chỉ số hạt bụi siêu mịn trong không khí ở TP HCM đang cao gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gần 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới. Các bác sĩ cảnh báo hạt bụi siêu mịn dễ xâm nhập vào đường thở, tác hại trực tiếp đến đường hô hấp. Các khoa hô hấp nhiều bệnh viện TP HCM những ngày qua đều ghi nhận bệnh nhân tăng cao.
Tiến sĩ Lꦇê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết trong hệ hô hấp, mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường ngoài nên dễ viêm nhiễm khi thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm không khí.
Đường hô hấp trên bị ảnh hưởng gây các triệu chứng nghẹt sổ mũi, viê🌌m xoang nhức đầu và l🐠àm tăng tình trạng dị ứng. Bệnh lý mũi xoang sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh lý liên quan ở vùng họng và tai. Ô nhiễm không khí dễ gây viêm họng đau rát, xuất tiết ở họng và lan đến vùng thanh quản phía dưới. Trường hợp bệnh lý tai mũi họng ảnh hưởng nặng sẽ gây bệnh đến vùng phế quản phổi.
"Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến cửa ngõ của hệ hô hấp là vùng tai m♏ũi họng mà ♓còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể như phổi và hệ thống mạch máu", bác sĩ Minh nói.
Tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây các ảnh hưởng꧋ sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi. Tiếp xúc lâu dài gây gia tăng viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim, thúc đẩy bệnh xơ gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...
Các bác sĩ khuyến cáo mọi người chú ý ăn uống sạch, vệ sinh mũi họng hàng ngày. Sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc khi🍌 tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Hạn chế lưu thông những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm. Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Nên rửa tay khi về nhà, uống đủ nước. Hôm nào tình trạng ô nhiễm không khí cao nên hạn chế các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trẻ em. Phụ huynh cần cẩn thận bảo vệ sức khỏe trẻ, hạn chế ra đường, dùng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấꦛm mũi họng, cổ, vệ sinh mũi mỗi tối...
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên - Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM) đo 30 địa điểm trong tháng 9, choꦉ thấy các chất ô nhiễm tăng đột biến trong các ngày 18 đến 20/9. Bụi mịn PM10; PM 2.5 tăng từ 1,9 lên 2,2 lần.
Tình trạng mù gây ô nhiễm không khí thường xảy ra hàng năm vào khoảng tháng 9 và 10 tại TP HC🗹M - được gọi là mù khô quang hóa. Khác với sương mù, hiện tượng mù xảy ra khi ô nhiễm không khí - tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng, nồng độ ở lớp bề mặt tăng cao. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuố𒈔ng vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh.