Chỉ số chất lượng không khí của thành phố hôm nay ở mức 107, gây nguy hiểm cho những người nhạy cảm với không khí ô nhiễm, bao gồm những người có vấn đề hô hấp, theo AFP. Chỉ số này thường xuyên đạt mức 150 trong thཧáng 8, mức bị coi là đe dọa sức khỏe. Trên 300 bị coi là nguy hiểm.
Khoảng 16.000 vận động viên và quan chức từ 45 quốc gia châu Á, cùng người hâm 💜mộ đang đổ tới Jakarta và Palembang để tham dự Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games) khai mạc ngày mai.
Vận động viên những môn thi đấu ngoài trời như điền kinh, bắn cung, bóng chày, bóng mềm và bóng bầu dục sẽ bị ảnh hưởng, theo chuyên gia sức khỏe và ô nhiễm Budi Haryanto, đại học Indonesia. Thi đấu trong môi trường không khí bẩn hạn chế vận động viên bộc lộ khả năng thi đấu tốt nhất. Nhiệt độ trung bình 🅷31 độ C của Jakarta trong thời gian này cũng góp phần gây ảnh hưởng bất lợi tới các vận động viên.
Đó cũng là lo lắng của Hendro Yap, 17 tuổi, vận động viên môn đi bộ. Yap đến từ Yogyakarta, thành phố thuộc đảo Java,♛ Indonesia, có khí hậu mát mẻ và ít ô nhiễm hơn. Yap đã phá kỷ lục Thế vận hội Đông Nam Á năm ngoái tại Kuala Lumpur với 20 km đi bộ. Anh cảm thấy thi đấu ở Jakarta đầy thách thức.
"Đối với những người đã quen chạy ở Jakarta có lẽ dễ dàn𒐪g hơn nhưng nói cho cùng, thi đấu dưới điều kiện này thật khó khăn. Bạn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn. Rất khó để thi đấu hết phong độ khi Jakarta bị ô nhiễm", Yap nói.
Giải quyết ô nhiễm không khí ở Jakarta 🌠không phải nhiệm vụ dễ dàng. Có khoảng 18 triệu ôtô lưu hành trong thành phố 10 triệu dân, mà số lượng phương tiện giao thông đang tăng lên mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở Jakarta là khí thải xe cộ. Các chuyên gia môi trường dự đoán bầu trời không thể nào trong xanh trong suốt hai tuần Asian Games.
Hindun Mulaika, chuyên gia quản lý khí hậu và năn♉g lượng của tổ chức Greenpeace Indonesia cho hay "rất khó tìm giải pháp vì chìa khóa nằm trong việc điều tiết🔯 khí thải".
"Chính quyền vẫn cho rằng vấn đề hoàn toàn do điều tiết giao thông", ông nói. Nhiều tuần nay, chính quyền thành phố đang áp dụng nhiều biện pháp giảm tắc nghẽn, như áp dụng biển số chẵn lẻ, đóng cửa một số trường học và đường thu phí. Trong khi đó, cháy rừng hàng năm ở Sumatra đang đe dọaꦡ bao phủ thành phố Palembang bằng khói độc hại.
Nhiều quốc gia khác cũng đối mặt với thách thức ô nhiễm không khí tương tự, bao gồm Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc, khi thành phố này tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Bắc Kinh đã th෴ành công làm sạch bầu trời trong thời gian diễn ra sự kiện, bằng các biện pháp như đóng cửa các nhà máy xả thải gây ô nhiễm, phun hóa chất tạo mưa nhân tạo, áp dụng biển số chẵn lẻ.