Đầu tiên chúng ta nên có nhận thức chung, cho dù phương tiện ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển. Ở nước ta, người điều khiển ôtô, xe máy gần như cùng chung hạ tầng, cùng môi trường giáo dục, cùng hệ thống pháp luật. Trong đó một bộ phận người điều khiển ôtô cũng đã và vẫn điều khiển xe máy🧔. Ngược lại, một bộ phận người điều khiển xe máy cũng có thể đang sở hữu ôtô.💜 Do vậy, ai "ý thức" hơn là câu hỏi hay, tuy rất dài tập, nhưng không khó trả lời.
Chúng ta không nên có định kiến anh mặc comple có văn hóa hơn người mặc quần bò áo phông; chị mặc áo dài sẽ "công dung ngôn hạnh" hơn chị mặc váy ngắn, hoặc anh mặc áo sơ mಌi chẽn, quần bút chì "ái" hơn anh mặc bộ thể thao. Để rồi cũng theo lý lẽ đó phân biệt cảm 🀅tính là người lái ôtô ý thức tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ cao hơn người điều khiển xe máy. Rồi thì người điều khiển ôtô, vốn đã ý thức, khi sang điều khiển xe máy cũng sẽ giữ nguyên phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó.
Còn người điều khiển xe máy khi chuyển sang lái ôtô - phương tiện văn minh, sẽ tự khắc điều chỉnh hành vi để phù hợp với sản phẩm của thế giới văn m♍inh, ý thức sẽ tốt hơn hồi còn cầm lái xe hai bánh! Rằng, cũng giống như anh mặc quần bò, áo phông sẽ lịch sự hơn khi khoác trên người bộ comple. Nhất là anh ý sang Tây thì thôi rồi, phẩm chất lịch sự càng được phát huy lên một tầm cao mới!
Thực tế, lý lẽ đó có thể đúng với người này người kia, trong hoàn cảnh nọ, hoàn cảnh kia, nhưng không thể đại diện cho tất cả. Người lái ôtô hay xe máy có "ý thức" là người được giáo dục, có văn hóa, lòng tự trọng, có kiến thức xã hội nhất định, không phụ thuộc vào anh ta/chị ta mặc quần áo gì, đến từ đâu, đi phương 🍸tiện nào, xe máy hay ôtô.
Số lượng xe máy trung bình cả nước lớn gấp 20 lần ôtô, đạt hơn 40 triệu ch🀅iếc, trong khi ôtô các loại chỉ khoảng gần 2 triệu chiếc, sêm sêm 5%. Chính vì số lượng áp đảo🐬 như vậy nên hành vi vi phạm giao thông và số vụ tai nạn liên quan đến xe máy trở thành cơm bữa, chuyện vặt hàng ngày và nó tỷ lệ thuận với số lượng của phương tiện này.
Qua đó 🅰người dân "đội chiếc mũ" cho người điều khiển xe máy với cái tên "ý thức giao thông kém"! Kể ra thì cũng đúng, rất đúngꦆ là đằng khác nhưng chỉ nhìn số vụ va chạm, tai nạn và những vi phạm thường nhật để so sánh với ôtô, coi người điều khiển ô tô lịch sự, văn minh, ý thức chấp hành tốt như "người ngoài hành tinh" là chưa thấu đáo, thiếu công bằng.
Ôtô không linh hoạt bằng xe máy nên không thể đi đứng tùy tiện bằng đã đành, nhưng mức phạt vi phạm hành chính về giao thông cao hơn xe máy gấp nhiều💎 lần; hình phạt bổ sung cũng nặng hơn, nhất là khi bị giữ GPLX hoặc tạm giữ phương tiện. Thêm vào đó giá trị của ôtô cao hơn, sửa chữa thay thế phụ tùng đắt hơn. Một vết trày xước nhỏ có thể mất tiền triệu.
Người điều khiển ôtô phải học kỹ năng lái nhꦓiều hơn, học luật giao thông kỹ hơn, thi sát hạch cũng "thật" hơn. Ôtô được xếp vào "nguồn nguy hiểm cao độ", chủ phương tiện có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo bộ luật dân sự. Tất cả các yếu tố đã "buộc" các bác lá🌳i ôtô phải cẩn thận hơn, giữ mình hơn.
Tuy nhiên thực tế lại khác. Thực tế đúng như hai bài báo gần đây lột tả "Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam", "Tám tính xấu của tài xế Việt" cho ta thấy "ý thức" của ôtô và xe máy là "kẻ tám lạng- người sáu trăm gam", không "mèo nào thắng mỉu nào". Anh đi xe máy khen "ý thức" anh xe máy, anh ôtô khen "ý thức" anh ôtô như thể "mèo khen 🍨mèo dài đuôi!". Để rồi fan của 2 bên có tranh luận với nhau thì đều đổ lỗi cho nhau ở dạng vui miệng: "chó chê mèo lắm lông!".
Như trên đã phân tích người điều khiển xe máy hay ôtô đều là người Việt Nam, cùng chung hạ tầng giao t𓄧hông, môi trường giáo dục, chịu sự chi phối của văn hóa, của hệ thống pháp luật. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đa phần chấp hành tốt luật giao thông. Bên cạnh đó rất nhiều trường hợp không có ý thức tự giác chấp hành hoặc cố tình vi phạm, bất kể là ôtô hay xe máy.
Ôtô tuy khoác trên người chiếc áo "văn minh" được điều khiển bởi các bác "tỏ vẻ văn 𒐪minh", khi gặp "điều kiện môi trường thuận lợi", những vi phạm sẽ phát triển như "nấm mọc sau mưa", chứ ắt không phải dạng vừa đâu!
Tóm lại, người điều khiển ôtô hay xe máy mà ý thức chấp hành luật giao thông kém thì đều như nhau cả thôi♍!
Nguyễn Phúc Tâm