Hai oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6 này ꦫxuất phát từ căn cứ ở Trung Quốc đại lục ngày 28/6, bay xuyên qua eo biển Miyako, nằm giữa nhóm đảo Yaeyama và quần đảo Okinawa của Nhật Bản. Chúng tiếp tục lượn vòng xuống và tiếp cận khu vực phí🐲a đông nam đảo Đài Loan rồi quay về theo đường cũ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong thông cáo hôm qua.
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) điều một số tiêm kích theo dõi hai oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc. Cơ qua𒁃n phòng vệ Đài Loan và Bộ Quốc ph🐻òng Trung Quốc chưa bình luận về chuyến bay của oanh tạc cơ H-6.
Đây là lần thứ 10 liên tiếp trong tháng 6 Trung Quốc điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan. Ít nhất một oanh tạc cơ H-6 được 🌊tiêm kích J-10 hộ tống tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phía tây nam đảo Đài Loan hôm 22/6.
Chuyến bay này cũng diễn ra sau khi hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản, ngày 22/6 thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc. Theo quyết định có hiệu lực từ 1/10, khu vực hành chính bao gồm nhóm đảo tranh chấp được đổi tên từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku", để tránh nhầm ꦅvới khu vực khác cù💖ng tên ở trung tâm thành phố Ishigaki.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, đ🍨e dọa hòn đảo phải "trả giá đắt" nếu theo đuổi chủ nghĩa ly khai. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc, khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Nhật Bản hôm 17/6 gửi công ♏hàm phản đối Trung Quốc triển khai 4 tàu hải cảnh hoạt động 65 ngày liên tục trên vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần hoạt động dài nhất của tàu Trunജg Quốc gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản kể từ tháng 9/2012, thời điểm hai nước tranh cãi gay gắt về chủ quyền tại đây.
Nguyễn Tiến (Theo Taiwan News, BQP Nhật Bản)