Các cựu tổng thống Mỹ nhìn chung thường cố gắng tránh làm lu mờ người đứng đầu Nhà Trắng đương nhiệm. Để đảm bảo điều này, cựu tổng thống Mỹ Barack Obamaཧ đã tới dự COP26, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc đang diễn ra ở Glasgow, Scotland, một tuần sau ngày khai mạc và tham gia với tư cách cá nhân.
Trong các phát biểu tại COP26, Obama liên tục ca ngợi những nỗ lực ở trong nước của Tổng thống Joe Biden🅰 khi thúc đẩy đạo luật hạ tầng 1.200 tỷ USD được thông qua. Ông còn tự mô tả mình là "người làm nền" cho các quan chức Mỹ khác tại sự kiện.
ܫ"Tôi là DJ Khaled của John Kerry", ông nói tại một sự kiện riêng hôm 8/11, nhắc đến nhà nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng toàn cầu DJ Khaled và nhà ngoại giao kỳ cựu kiêm đặc phái viên về khí hậu Mỹ John Kerry.
🐻Tuy nhiên, trên thực tế, ánh hào quang của Obama vẫn còn quá lớn, không giống một "người làm nền". Được chào đón như một nguyên thủ quốc gia, ông đã thu hút rất nhiều chú ý với bài phát biểu của mình tại sự kiện.
Giới quan sát cũng quan tâm nhiều đến những bình luận của ông và một số người còn nhận xét ông là lãnh đạo được yêu thích nhất tại COP26. Một bài viết trên báo địa phương Scotsman 🧔thậm chí ca ngợi rằng Obama đã "mang đến niềm hứng khởi cho Glasgow" và có lẽ đây là "nguồn cảm hứng sự kiện đang rất cần".
꧙Dù chỉ còn một tuần là kết thúc hội nghị, sức nóng mà Obama mang đến Glasgow hoàn toàn trái ngược với Biden. Tổng thống đương nhiệm nhìn chung vẫn được chào đón nồng nhiệt, nhưng các phát biểu của ông không để lại nhiều ấn tượng với truyền thông quốc tế.
ღTrước khi Obama phát biểu, một số nhà quan sát cho rằng Biden chỉ đơn giản là lặp lại thông điệp cũ. Tuần trước, người dẫn chương trình truyền hình Pháp Yann Barthès đã đối chiếu bài phát biểu năm 2021 của Biden với diễn văn của Obama tại COP21, hội nghị diễn ra vào năm 2015 dẫn đến Hiệp định Khí hậu Paris, và đặt câu hỏi: "Mọi người có thấy quen quen không?".
🌠Đối với Biden, ảnh hưởng lâu dài của Obama trên trường quốc tế vừa là một "món quà" những cũng là "gánh nặng". Rất ít lãnh đạo Mỹ gần đây được nước ngoài nhìn nhận tích cực như Obama. Biden nhờ thế được hưởng lợi từ vai trò phó tổng thống dưới chính quyền Obama. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ hiện nay cũng phải đối mặt với áp lực thuyết phục thế giới tin rằng ông sẽ không bị phủ lấp dưới cái bóng của người tiền nhiệm.
🔯Trung tâm Nghiên cứu Pew đã liên tục theo dõi quan điểm về nước Mỹ ở một số quốc gia từ năm 2000, thăm dò ý kiến của hàng nghìn người trên khắp thế giới để có đánh giá tổng quan về cách toàn cầu nhìn nhận các tổng thống Mỹ và chính sách của họ.
ꦰNhững quan điểm tích cực về Obama chiếm thế áp đảo khi ông nhậm chức vào năm 2009. Tại các nước đồng minh quan trọng với Mỹ như Anh, Canada, Pháp, Đức hay Nhật Bản, khoảng 9 trong 10 người được hỏi vào năm đó cho biết họ tin tưởng tân tổng thống Mỹ sẽ "làm được những điều đúng đắn" trước các vấn đề toàn cầu.
💛Biden sau khi nhậm chức không nhận được ủng hộ áp đảo như Obama. 93% người Đức nói họ tin tưởng Obama vào năm 2009, trong khi tỷ lệ này đối với Biden vào năm 2021 là 78%. Khoảng cách tương tự cũng được ghi nhận ở các quốc gia khác.
♑Tuy nhiên, Laura Silver, nhà nghiên cứu cấp cao của Pew, lưu ý rằng hiện tại, rất khó để so sánh trực tiếp về độ nổi tiếng toàn cầu giữa Obama và Biden bởi họ mới chỉ thu thập dữ liệu về Biden một lần hồi mùa xuân.
𒁏"Cả Obama và Biden đều nhậm chức trong niềm tin tưởng rộng rãi của công chúng, đặc biệt là so với Bush hay Trump", Silver cho biết.
♛Nhưng tín nhiệm toàn cầu của Biden dường như không tăng kể từ khi ông bước chân vào Nhà Trắng. Cuộc khảo sát của Pew được thực hiện trước một số diễn biến quốc tế quan trọng gần đây, bao gồm sự kiện Mỹ rút khỏi Afghanistan và COP26.
Mặt khác, một nhiệm vụ khó khăn khác đặt ra với Biden là ông phải sửa chữa hình ảnh toàn cầu của Mỹ sau 4 năm Trump điều hành đất nước♏. Quan điểm về khả năng lãnh đạo của Mỹ đã giảm xuống mức thấp sau khi Trump nhậm chức vào năm 2017, với niềm tin đặt vào ông đều thiết lập mức thấp kỷ lục tại hầu hết các quốc gia được khảo sát.
🌳Chính sách "nước Mỹ trên hết" của Trump đã đặt ông vào thế đối đầu với cả kẻ thù lẫn đồng minh, với chỉ một số ít lãnh đạo cùng chí hướng như Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người theo quan điểm dân túy. Trong gần như tất cả các quốc gia mà Pew khảo sát, Trump đều bị cho điểm tiêu cực về mức độ nổi tiếng toàn cầu.
♌Nhiều quan chức nước ngoài đã cảm thấy nhẹ nhõm sau khi Biden trở lại Nhà Trắng. "Chào mừng trở lại, nước Mỹ", Thị trưởng Paris Anne Hidalgo tweet hồi tháng 11 năm ngoái. Hàng loạt bình luận với nội dung tương tự cũng liên tục xuất hiện trên Twitter vào thời điểm đó.
🐟Nhưng một số người khác cho rằng sau 4 năm, Trump đã tạo một ấn tượng khó phai nhạt về Mỹ trên trường quốc tế, đi kèm với đó là tâm lý dè chừng. Các động thái của Trump nhằm rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng các nhóm và hiệp ước quốc tế khác đã đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cách đối phó với một nước Mỹ ngày càng phân cực.
🌊"Dù Biden sẽ cải tổ mạnh mẽ nền chính trị, không có chính sách nào bảo đảm Mỹ sẽ không trở lại chủ nghĩa Trump trong tương lai", Rosa Balfour từ Trung tâm Carnegie chi nhánh châu Âu hồi tháng 4 viết.
☂Trong phát biểu tại COP26, Biden và Obama đều nhắm vào Trump. Tổng thống Biden đã xin lỗi vì Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris.
🐬"Tôi đoán rằng tôi không nên xin lỗi, nhưng tôi vẫn xin lỗi vì thực tế là Mỹ và chính quyền trước đã rút khỏi Hiệp định Paris và khiến chúng tôi bị tụt hậu một chút", ông nói hồi tuần trước.
𒊎Obama bày tỏ đồng tình, nhấn mạnh rằng nhiệm kỳ của Trump là "4 năm thù địch đối với khoa học khí hậu, đến từ chính người đứng đầu chính phủ của chúng tôi".
Nhưng sự hiện diện của Obama tại COP26 và cả sức ảnh hưởng kéo dài của ông cũng là lời nhắc nhở về một quá khứ mà niềm hy vọng đặt vào ông đã không được đáp ứng.
ꦜSau bài phát biểu của mình, cựu tổng thống Mỹ gặp các đại biểu thanh niên để thảo luận về tương lai, nhưng một số người đã đổ lỗi cho ông vì không tuân thủ những cam kết về khí hậu trước đó.
💞Trong thông điệp gửi Obama trên Twitter, nhà hoạt động người Uganda Vanessa Nakate cho biết cô mới 13 tuổi khi các nước giàu, trong đó có Mỹ, hứa sẽ đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2020 nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng Mỹ và các quốc gia khác đã không giữ lời hứa đó.
💙"Quốc gia giàu có nhất Trái Đất lại không đóng góp đủ cho những quỹ cứu sống con người", cô viết.
꧑Obama muốn gặp các nhà hoạt động trẻ nhưng "chúng tôi muốn hành động", Nakate nói thêm. "Nếu Tổng thống đương nhiệm muốn phá vỡ ấn tượng xấu về một nước Mỹ nói lời không giữ lấy lời trong đối phó biến đổi khí hậu, ông ấy buộc phải bước ra khỏi cái bóng của người cũ".
Vũ Hoàng (Theo Washington Post)