Trong cuộc họp báo hôm qua, Tổng thống Putin cho biết, trước việc chính quyền của ông Vik🦂tor Yanukovych bị lật đổ, Nga chỉ hành động để bảo vệ các cơ sở quân sự của mình ở Crimea, bao gồm Hạm đội Biển Đen. Ông cũng phủ nhận việc sử dụng lực lượng quân sự💞 chiếm đóng bán 🍸đảo này.
Liền sau đó, tại một hội nghị kinh tế tổ chức ở thủ đô Washington, Tổng thống Obama cho rằng Moscow vi phạm l♊uật pháp quốc tế. Ông mỉa mai rằng Tổng thống Putin có lẽ đang thuê một đội ngũ luật sư khác nhằm lý giải hành vi của mình theo một cách khác, "nhưng điều này chẳng che giấu được ai".
Wall Street Journal dẫn nhận định của các quan chức Mỹ cho biết, Washington coi bài phát biểu của Tổng thống Putin là tín hiệu cho thấy tình hình căng thẳng tại Crimea tạm thời dừng leo thang. Đây là lần đầu tiên ông chủ Điện Kremlin công khai lên tiếng bày tỏ thái độ, kể từ khi tình hình đối đầu quân sự tại Crimea bùng phát h𝓰ồi cuối tuần trước.
Nhưng ngay trong lúc Tổng thống Putin tổ chức họp báo tại Moscow, một cuộc đối mặt giữa binh sĩ Ukraine và nhóm được cho là binh sĩ Nga diễn ra căng thẳng. Dù hai bên không xảy ra xunꦏg đột đổ máu, khả năng đụng độ vũ trang leo thang tại Crimea vẫn luôn thường trực.
Tổng thống O🍸bama tuyên bố binh sĩ Nga đồn trú tại Crimea đã tiến hành hoạt động bên ngoài doanh trại và điều này cho thấy phát ngôn của Tổng thống Putin không đúng với 🦋sự thật. Obama cho rằng Nga muốn tăng cường sức ảnh hưởng với Ukraine thông qua hành động quân sự, chứ không phải xuất phát từ mối quan tâm đến công dân Nga tại quốc gia cựu thành viên Liên bang Xô viết này.
Trong khi đó, lập luận của Tổng thống Putin hoàn toàn 💜trái ngược với ông chủ Nhà Trắng. Ông kiên q🌟uyết coi ông Viktor Yanukovych là tổng th🧸ống hợp pháp duy nhất của Ukraine và tuyên bố nếu như Moscow can thiệp quân sự vào quốc gia láng giềng thì cũng hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc hôm 3/3 công bố một văn bản của ông Yanukovych, trong đó yêu cầu Nga triển khai binh sĩ để tái l🀅ập luật pháp và trật tự trong nước.
Trong 🐠mắt Tổng thống Putin, chỉ có một bộ phận nghị sĩ Ukraine là hợp pháp, chính vì vậy tổng thống lâm thời do q🀅uốc hội bầu ra là vi hiến. Nhưng ông cũng thừa nhận Yanukovych là chính trị gia hết thời, hé mở cánh cửa hợp tác với nꦍgười chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 tới, v🅘ới điều kiện "tình trạng khủng bố trên đường phố Kiev chấm dứt".
Tuy nhiên, Mỹ và EU đều ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua có cuộc làm việꦇc với các tân lãnh đạo của quốc gia này và công bố gói hỗ trợ kinh🐼 tế trị giá một tỷ USD.
Kiev cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính lớn hơn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IM▨F). Các gói cứu trợ của phương Tây được cho là có thể giúp Ukraine giải quyết khủng hoảng tài chính và năng lượng. Quốc gia này hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Công ty khí đốt Gazprom của Nga hôm qua cho biết, họ sẽ chấm dứt gói ưu đãi dành cho Ukraine kể từ tháng 4. Tổng thống Putin giải thích rằng quyết định trên xuất phát từ thực trạng Kiev đang nợ Moscow tiền khí đốt. Trong khi đó, Thủ tướng Ng🤡a Dmitry Medvedev yêu cầu bộ tài chính nước này nghiên cứu khả năng cung cấp khoản vay trị giá 2-3 tỷ USD cho Ukraine, để 🧔nước này trả hết nợ.
Hôm nay, Ngoại trưởng Kerry dự kiến có cuộc hội đàm với các quốc gia ký kết Bản ghi nhớ Budapest. 🙈Văn bản này được Mỹ, Anh và Nga ký với Ukraine năm 1994, để Kiev từ bỏ chương trình hạt nhân. Đổi lại, các nước trên hứa sẽ đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine. Nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từ chối tham gia hội đàm.
Theo nhiều chuyên gia, nếu như Mỹ thất bại trong vấn đề Ukraine, uy tín của Washington trong việc yêu cầu các nước khác từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ chịu ảnh hư🌜ởng tiêu cực.
Trước đó, Mỹ tuyên bố sẽ c🌠ó biện pháp trừng phạt tài chính với giới lãnh đạo, doanh nghiệp và quân nhân Nga, nếu như Moscow không chịu rút quân khỏi Crimea. Washington cũng hối thúcജ các nước châu Âu có hành động tương tự.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, nếu Moscow và Kiev không t𒀰hể khởi động đối thoại trực tiếp, EU sẽ tiến hành thảo luận về biện pháp trừng phạt hạn chế.
Tổng thống Putin tuyên bố rõ các nước có ý định trừng phạt Nga cần cân nhắc về những hậu quả mà nó đem lại. Theo Financial Times, châu Âu đa𝓡ng phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung năng lượng từ Nga, chính vì vậy các nhà lãnh đạo EU chắc chắn phải cân nhắc khả n🍰ăng Moscow hạn chế hoặc tạm dừng nguồn cung khí đốt.
Mặc dù vậy, Moscow cũng không hoàn toàn chiếm thế thượng phong trong vấn đề trên, bởi đây là trụ cột kinh tế quan trọng nhất của Nga. 70% nguồn thu xuất khẩu của nước này là từ dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, sự phát triển của lĩnh vực năng lượng tái sinh khiến sự 𒆙nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu giảm dần trong 10 năm trở lại đ♍ây.
"Tr🥀ong thế giới hiện đại, tất cả sự việc đều có liên hệ, con người cũng phụ thuộc vào nhau theo cách này hoặc cách kia. Đương nhiên người ta cũng📖 có thể làm tổn hại lẫn nhau, nhưng điều này chẳng có lợi cho ai hết", ông Putin nói. "Trước khi trừng phạt Nga, phương Tây cũng nên suy nghĩ một chút về vấn đề này".
Đức Dương (tổng hợp)