Đến năm 2020, GDP Anh có thể thấp hơn 3% so với GDP nếu ở lại EU. Tổng GDP các nước còn lại trong khối cũng mất 1%. Giảm mở cửa giao thương s𝐆ẽ khiến kinh tế Anh kém năng động, và ảnh hưởng đến GDP trong dài hạn.
"Kinh tế yếu đi, cũng như gặp nhiều hạn chế mới sau khi ra khỏi EU sẽ làm giảm số dân nhập cư, tạo ra thách thức về nguồn cung khi lực lượng lao động giảm🔜 sút", OECD nhận xét trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất.
Tổ chức này cho rằng một số tác động có thể được bù đắp nhờ việc giảm gánh nặng quản trị trong nước. Nhưng tác 🐲động chung lên chất lượng cuộc sống của ngườౠi dân vẫn là tiêu cực. Đến năm 2030, GDP của Anh có thể thấp hơn tới 5% so với việc không rời EU.
Hàng loạt kịch bản tồi tệ nếu Anh ra đi𝓰 đã được các tổ chức đưa ra thời gian gần đây. Trong tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh Các nước Công nghiệp Phát triển (G7) ở Nhật Bản tuần trước, các lãnh đạo cảnh báo Anh rời EU sẽ đảo ngược xu hướng tăng trưởng giao thương, đầu tư và việc làm toàn cầu.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định Anh rời EU sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế nào. Ngân hàng Trung ương Anh cũng cho b🔥iết nước này sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, thậm chí rơi vào suy thoái ngắn trong trường hợp này.
Ngày 23/6 tới, A♎nh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc đi hay ở. Thủ tướng nước này - ông David Cameron ủng h🌌ộ việc ở lại.
Hà Thu (theo BBC)