Nghiên cứu công bố ngày 31/12, do Roland Eils, nhà sinh vật học tại Viện Y tế Berlin dẫn đầu. Trong các thí nghiệm trên chuột đồng, Omicron ít gây bệnh nghiêm trọng, phần lớn giới hạn ở đường hô hấp trên, gồm mũi, họng và khí quản. Biến chủng ít g♈ây hại cho phổi, trong khi các phiên bản virus trước đó thường gây sẹo phổi, dẫn đến khó thở.
Ông Eils cho biết: "Công bằng mà nói, n🌞gày càng có nhiều lý do để tin rằng Covid-19 chuyển ✱dần thành căn bệnh chủ yếu ảnh hưởng đường hô hấp trên".
Tháng 11, khi Nam Phi lần đầu phát hiện Omicron, các nhà khoa học chỉ có thể dự đoán hoạt động của nó khác với những dạng virus trước đó thế nào. Tất cả thông tin họ nắm được là biến chủng dễ liên kết tế bào người, có tới hơn 50 đột biến gene. Một số đột biến cho phép nó bám dính và lây lan mạnh. Số khác giúp virus trốn tránh kháng thể, tuyến phòng thủ ban đầu của con người. Song hoạt động của biến chủng▨ bên trong cơ thể còn là bí ẩn.
Ravindra Gupta, nhà virus học tại Đại học Cambridge, c♕ho biết: "Bạn khó dự đoán hành vi 💦của virus chỉ từ các đột biến".
Những tháng vừa qua, hơn 10 nghiên cứu, trong đó có công trình của tiến sĩ Gupta và🃏 tiến sĩ Eils diễn ra dựa trên biến chủng mới. Họ để Omicron ওlây nhiễm các tế bào người, bơm virus vào mũi động vật. Trong khoảng thời gian đó, Omicron lan rộng khắp hành tinh, lây nhiễm cho cả người đã tiêm phòng.
Nh💦ưng khi số F0 tăng vọt, ca nhập viện vẫn ở mức khiêm tốn. Các nghiên cứu ban đầu về bệnh nhân cho thấy triệu chứng nhiễm Omicron nhẹ hơn biến c🙈hủng khác, đặc biệt là ở người đã tiêm phòng.
Dù vậy, phát hiện mới đi kèm nhiều lưu ý. Thứ nhất, phần lớn ca nhiễm Omicron ban đầu là ở người trẻ tuổi, vốn ít khả năng chuyển nặng khi mắc bất cứ biến chủng nào. Thứ hai, nhiều F0 từng nhiễm nCoV trước đó hoặc đã tiêm vaccine. Giới chuyên gia không rõ Omicron có ít nghiêm trọng ở người lớn tu൲ổi, chưa tiêm vaccine hay không.
Thí nghiệm trên động vật có thể làm sáng tỏ câu hỏi còn mơ hồ này. Các nhà khoa học kiểm tra những động vật giống hệt nhau, sống trong điều kiện đồng nhất. Nhiều thí nghiệm công bố trong những ngày gần đây có cùng kết quả: Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn Delta và các phiên bản nCoV trước đó.
Hôm 29/12, nhꦿóm các nhà khoa học Nhật Bản, Mỹ công bố báo cáo về chuột đồng và chuột nhắt nhiễm Omicron và các biến chủng khác. Nghiên cứu cho thấy cá thể nhiễm Omicron ít tổn thương phổi hơn✱, giảm ít cân và nguy cơ tử vong thấp hơn.
Các nhà khoa học đặc biệt ấn tượng với kết quả ở chuột đồng Syria, một loài có triệu chứng nặng với tất cả các biến chủng trước đó. Song lần này, các ಌcon chuột nhiễm Omicron đều mắc bệnh nhẹ.
Tiến sĩ Michael Diamond, chuyên gia virus tại Đại học Washington, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Điều này thật đáng 🐓ngạc nhiên, vì biến chủng khác đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến c🍸ác cá thể chuột đồng Syria". Nghiên cứu khác trên chuột và chuột lang cũng đưa ra kết luận tương tự.
Lý do Omicron gây triệu chứng nhẹ có thể nằm ở vấn đề giải phẫu. Tiến sĩ Diamond và các đồng nghiệp phát hiện tải lượng Omicron trong mũi của chuột lang giống với biến chủng trước đó. Nhưng nồng độ Omicron trong phổi chỉ bằng một phần 10 ꦰhoặc thấp hơn.
Phát hiện tương tự đến từ các nhà khoa học tại Đại học Hongꦆ Kong. Các chuyên gia đã nghiên cứu trên mô lấy từ đường thở của người. Trong 12 mẫu phổi, họ nhận thấy Omicr🦋on phát triển chậm hơn Delta và các biến chủng khác. Bên trong các tế bào phế quản, Omicron phát triển nhanh hơn Delta và chủng nCoV ban đầu.
Giới chuyên gia cho rằng cần theo dõi, đánh giá các nghiên cứu sâu rộng. Nếu kết quả vẫn nhất quán, họ có thể kết luận vì sao người nhiễm Omicron ít phải nhập viện hơn ngư🤪ời nhiễm Delta.
Quá trình lây nhiễm nCoV khởi đầu từ mũi hoặc miệng, lan xuống cổ họng. Với các ca nhiễm nhẹ, virus không tiến xa hơn. Nhưng khi nCoV đến phổi, nó gây tổn thương nghiêm trọng. Các tế bào miễn dịch trong phổi có thể phản ứng quá mức, tấn công cả các tế bào khỏe mạnh. Chúng gây tình trạng viêm nhiễm, còn gọi là bão cytokine, tạo ra sẹo phổi. Virus có thể lan ra ngoài phổi, vào má✃u, gây đông má🅰u và tàn phá các cơ quan khác.
Tiến sĩ Gupta cho rằng dữ liệu mới của ông và các đồng nghiệp giải thích vì sao Omicron hoạt động kém ở phổi. Theo đó, nhiều tế bào phổi mang một protein gọi là TMPRSS2 trên bề mặt, có thể vô tình giúp viru🅠s xâm nhập sâu hơ🦋n. Song nhóm của ông Gupta phát hiện protein này liên kết không tốt với Omicron. Kết quả, Omicron lây nhiễm tế bào kém hơn so với Delta. Nghiên cứu của Đại học Glasgow đưa ra kết luận tương tự.
Theo tiến sĩ Gupta, Omicron phát triển mạnh ở đường hô hấp trên, tại mũi và họng. Nếu điều này chính xác, virus sẽ phát tán dễ hơn ra môi trường theo các giọt bắn,▨ khí dung xung quanh F0, dễ lây cho vật chủ mới.
"Virus tập trung ở đường hô hấp trên chỉ giúp truyền bệnh.♋ Hoạt động của nó dưới phổi, nơi dễ khiến bệnh chuyển nặng, lại không giống thế. Vì vậy, bạn có thể꧂ hiểu vì sao virus phát triển theo hướng này (ít gây ra ca nhập viện)", ông giải thích.
Song các nhà khoa học vẫn chưa trả lời được câu hỏi vì sao Omicron lây lan nhanh đến vậy. Mỹ đã ghi nhận 580.000 ca nhiễm chỉ trong ngày 30/12, p🍃hần lớn trong đó là Omicron.
Tiến sĩ Di꧙amond cho biết ông muốn chờ đợi thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng trước khi chứng thực giả thuyếไt TMPRSS2 là chìa khóa để tìm hiểu về Omicron.
Thục Linh (Theo NY Times)