Bài phát biểu của Tổng thống Joe Biden tại Warsaw, Ba Lan hôm 26/3 được coi là cơ hội để Mỹ thể hiện cam kết hỗ trợ đồng minh và♛ đối tác châu Âu, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ hai và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phần lớn nội dung diễn văn của Tổng thống Biden được giới quan sát đánh giá là chừng mực và cân bằng, khi ông bám sát thông điệp chung của các quan chức Mỹ suốt nhiều tháng qua về tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Nga và tái khẳng định NATO sẽ bảo vệ từng tấc đất của các nước thành viên, cam kết duy trì hỗ trợ Ukra𒁏ine.
Nhưng sự cân bằng đó sụp đổ khi Tổng thống Mỹ kết lại với câu nói đầy tranh cãi. "Lạy Chúa, ꦉngười đàn ông ấy không thể tiếp tục nắm giữ quyền lực", ông nhấn mạnh.
Một số quan chức Nhà Trắng tiết lộ câu nói này của Tổng thống Biden vốn không nằm trong bản thảo ban đầu của bài phát biểu. Giới phân tích cùng truyền thông Mỹ cho rằng đây là thông điệp nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Moskva dường như cũng có nhận định như vậy. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó tuyên bố Tổng thống Mỹ không có quyền ý kiến về lãnh đạo Nga. "Bài phát biểu vừa rồi, đặc biệt là những đoạn về nước Nga, có thể nói một cách lịch sự là không thể tin nổi. Ông ấy dường như không hiểu được rằng thế giới không chỉ có Mỹ và phần lớn châu Âu", P🉐eskov nói.
Trong họp báo hôm nay, Peskov tiếp tục đề cập đến bài phát biểu của ông Biden, cho hay tuyên bố ông Putin "không thể tiếp tục nắm quyền" gây ra "quan ngại" và khẳng định Moskva s🐼ẽ "tiếp tục theo dõi sát các tuyên bố của Tổng thống Mỹ".
Các quan chức Mỹ cũng tìm cách dập tắt tranh cãi, khẳng định câu nói của ông Biden không ám chỉ Tổng thống Putin, đồng thời bác bỏ cáo buộc Washington cổ vũ "thay đổi chế độ" tại Moskva. Ngoại trưởng Antony Blinken nói bài phát biểu nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế không làm ngơ khi Tổng thống Putin "chọn giải pháp quân ♔sự để giải quyết mâu thuẫn với Ukraine hay bất kỳ nước nào khác".
Các nhà quan sát cho rằng cách giới chức Mỹ khẩn trương diễn giải thông điệp của Tổng thống Biden cho thấy họ hiểu rõ phát biểu này tiềm ẩn nhiều hệ lụy chính sách nghiêm trọng⛦, giữa lúc Washington đang nỗ lực xây dựng đoàn kết nội bộ lẫn quốc tế nhằm ứng phó Nga và tìm giải pháp cho xung đột ở Ukraine.
"Tôi sẽ không dùng những ngôn từ như vậ💜y. Nếu muốn giải quyết khủng hoảng, chúng ta không được leo thang bằng cả lời nói hay hành động", Tổng thống Pháp Emmanuel ಞMacron phát biểu một ngày sau đó, tái khẳng định lập trường của Paris là kiên trì con đường ngoại giao để thuyết phục các bên ngừng bắn và Nga rút quân khỏi Ukraine.
Nhà Trắng nhiều th✤áng qua luôn tìm cách đảm bảo phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong mỗi động thái trừng phạt Nga. Phần lớn thông điệp đối ngoại từ chính quyền Biden thường nhận được sự hưởng ứng từ lưỡng đảng trong quốc hội Mỹ và giới lãnh đạo tại châu Âu.
Nghị sĩ Jim 🎃Risch, thành viên cấp cao đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho rằng bài phát biểu của Tổng thống Biden ở Warsaw sẽ được đánh giá là thành công nếu không có câu nói cuối cùng. Theo ông, chính phủ 𒉰Mỹ đã làm mọi cách ngăn cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, nhưng "khó còn hành động nào khác làm gia tăng căng thẳng hơn lời kêu gọi thay đổi chế độ".
Rob Portman, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, cảnh báo phát biểu của ông Bidꦜen sẽ củng cố lập luận ở Moskva rằng "Mỹ đang lôi kéo phương Tây phá hoại nước Nga". Trong khi đó, nghị sĩ Michael McCaul, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, lo cộng đồng quốc tế sa đà vào tranh cãi về phát ngôn của ông Biden mà giảm quan tâm thảo luận phương án hỗ trợ Ukraine.
Richard Haass, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), tổ chức tư vấn về chính sách đối ngoại Mỹ và quan hệ quốc tế có trụ sở ở New York, chỉ trích "sự thiếu kỷ luật" của ông Biden trong bà💖i phát biểu có nguy cơ "đổ thêm dầu" vào ngọn lửa xung đột Ukraine vốn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
"Thực tế câu nói đó không có trong bản thảo càng làm tình hình tồi tệ hơn", Haass nói, bởi Tổng thống Nga có thể xem đó lời đe dọa thể hiện quan điểm thật sự của Mỹ, tạ🐬o🌱 thêm lý do để Moskva từ chối thỏa hiệp và gia tăng hoạt động quân sự ở Ukraine, khiến cuộc khủng hoảng kéo dài.
Haass cho rằng một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden, có thể là Ngoại trưởng Blinken hoặc Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, cần sớm liên lạc với người đồng cấp ở Nga để làm rõ rằng phát biểu của Tổng thống Biden chỉ là bột phát, không phản ánh chính sách của Mỹ. Washington cũng cần gửi thông điệp đến Moskva rằng họ vẫn mong muốn đối thoại tìm giải p𒀰háp kết thúc xung đột ở Ukraine.
Michal Baranowski, giám đốc văn phꦗòng tại Warsaw của tổ chức nghiên cứu Quỹ German Marshall, cũng đồng tình rằng phát biểu của ông Biden gây tranh cãi bởi nó có thể bị suy diễn thành thông điệp kêu gọi thay đổi chính quyền ở Mosk🦂va.
Các phát ngôn "lỡ miệng" không ít lần gây rắc rối cho ông Biden. Hồi tháng 8 năm ngoái, ông bất ngờ xếp Đài Loan vào cùng danh sách các đồng minh hiệp ước như Hàn Quốc và NATO, khi được hỏi về bình luận trên truyền thông Trung 𓆏Quốc rằng Đài Loan không thể trông chờ Washington bảo vệ.
Phát biểu này của♓ Tổng thống Biden đi ngược lại với chính sách "mơ hồ chiến lược" trong vấn đề Đài Loan mà Mỹ đã duy trì suốt nhiều thập kỷ. Các quan chức Nhà Trắng sau đó đã phải vội vàng giải thích thông điệp của Tổng thống, khẳng định chính sách của Mỹ với Đài Loan không thay đổi.
Theo Tom Nichols, nhà bình luận chính trị Mỹ của tạp chí The Atlantic, ông Biden là chính trị g♕ia theo phong cách đôi lúc để cảm xúc cá nhân lấn át lý trí và lời khuyên của các cố vấn.
"Đây là điểm mạnh giúp ông đồng cảm và kết nối với cử tri Mỹ trong hoàn cảnh bình thường, nhưng lại là điểm yếu giữa cuộc khủng hoảng ngoại giao", 🌳Nichols viết. "Mỗi lời nói từ các lãnh đạo thế giới trong thời điểm này đều có thể gây tác động lớn, đặc biệt là phát biểu của Tổng thống Mỹ".
Trung Nhân (Theo NY Times, Politico)