Trong cuốn sổ, bằng những dòng chữ nguệch ngoạc, sai lỗi༒ chính tả, anh Thắng đã ghi lại đầy đủ ngày, tháng, năm, ai cho gì, từ lon gạo hay hộp sữa... Cả từ những người anh biết tên tuổi,🔥 địa chỉ, đến những người chỉ với cái tên mơ hồ "Xe Biếp số 27", "bà trên ô tô" hay "xe khách Hà Nội không lấy tiền"...
Bác sĩ thắc mắc, ông bố 4 con bẽn lẽn bảo♈ "Cuốn sổ này để sau con lớn lên biết ơn🍸".
Anh Trần Văn Thắng, 40 tuổi, là người dân tộc Tày, quê ở Quảng Chí♎nh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh. Con lớn của anh 14 tuổi, con trai út mới hơn một tuổi. Tháng 6 vừa qua, vợ anh qua đời vì ung 𒈔thư.
Hiện tại, anh chỉ kiếm được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng, là hộ nghèo của địa phương. Anh đã chán nản, cùng cực khi vợ mất. Trong gia đình anh, ai cũng nghèo khó, nhưng luôn hết lòng g♈iúp đỡ. Mẹ ruột cho quần áo, cơm nước, anh em trong nhà phụ chở con anh đi học. Nhờ thế, anh sớm vực dậy lo cho con.
Bé Trần Thế Đà, con út của anh Thắng, sinh ra đã bị những vết bớt sắc tố loang lổ nhiều màu, tay ch𝔍ân trái bị nhỏ hơn so với bên còn lại. 💦Anh Thắng luôn tìm cách để con không nhìn thấy gương mặt của con trong gương. "Tôi sợ con sẽ buồn khi biết mình khác biệt với những người xung quanh", anh nhẹ giọng nói.
Tiến sĩ Phạm Thị Việt Dung (khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), người trực tiếp điều trị cho bé Đà, chia sẻ, "nhìn cảnh ôn📖g bố địu con, ôm con, ánh mắt như muốn khóc khi giữ con cho bác sĩ khám... đủ để tôi cảm nhận sâu sắc được nỗi xót xa, thương con thắt ruột của anh ấy".
Câu chuyện của anh Thắng được bác s💯ĩ Dung chia sẻ lên mạng xã hội. Nhiều người đọc được, tìm đến giúp đỡ, động viên hai bố con. Giọng nói của anh Thắng đã vui hơn nhiều trong những chia sẻ cởi mở với những người xung quanh. Cách đây vài ngày, anh thậm chí nói không quá 5 câu với bác sĩ.
Chiều 15/10, bé Đà sẽ được nhập viện, thực hiện phẫu thuật cấy da toàn thân để ℱloại bỏ bớt những sắc tố đen. Các bác sĩ hy vọng sau 3 lần cấy da bé sẽ có gương mặt sáng.
Trọng Nghĩa