Ông Kenny là người trực tiếp điều hành giải cầu lông Robot đồng đội châu Á 𒈔2017 vừa kết thúc tại TP HCM. Trong những ngày ở đây ông đã cất công tìm hiểu về cầu lông bản địa, và hài lòng với công tác tổ chức dù đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai giải đấu cấp châu lục.
- Điều gì khiến 🌳ông ấn tượng nhất ở Việt Nam sau giải đấu lần này?
- Khán giả Việt Nam rất🍸 cuồng nhiệt. Dù đội chủ nhà sớm bị loại, tôi vẫn thấy họ đến kín nhà thi đấu để cổ vũ cho các tay vợt. Điều đó không phải nước nào cũng có. Một điều khác khiến tôi mừng là các nước mang đến giải với lực lượng mạnh, các tay vợt đều nằm trong top 10, top 20 thế giới nên đã tạo ra những trận đấu sôi nổi, thú vị và kịch tính.
- Ông biết gì về Tiến Minh của Việt Nam?
- Tôi biết rõ tay vợt này, vì cậu ấy từng lọt vào top 10 thế giới. Tiến Minh là một ví dụ cụ thể để Việt Nam 🦩đào tạo ra các tay vợt đẳng cấp. Bởi tôi thấy Việt Nam rất có tiềm năng, tôi đã đến các trung tâm thể thao và thấy người chơi cầu lông rất nhiều, họ thậm chí chơi ngoài công viên, bên lề đườngꦉ… Đó là nguồn nhân lực dồi dào cho các bạn.
- Nhưng từ nhiều năm qua Việt Nam vẫn chỉ có Ti♏ến Minh là đạt đẳng cấp thế giới, còn lại không có tay vợt nào nổi bật?
- Để có được những tay vợt như Tiến Minh, bên cạnh yếu tố con người và tài năng, đào tạo là khâu vô cùng quan trọng. Các bạn phải phát triển cầu lông từ trường học, qua từng cấp học rồi sau đó tuyển chọn và đào tạo ra những tay vợt tốt. Đưa họ đi thi đấu các giải đấu quốc tế để tích luỹ kinh 🤪nghiệm, trau dồi chuyên môn như Tiến Minh đã thực hiện thì tôi tin, trong tương lai các bạn sẽ có nhiều tay vợt như cậu ấy.
- Việt Nam còn thiếu n꧟hững gì để làm được điều đó?
- Các bạn thiếu những học viện cầu lông, thiếu các chuyên gia giỏi. Vì thế, theo tôi, để phát triển hết tiềm năng của mình, Việt💫 Nam cần có những trung tâm, học viện cầu lông và mời các HLV đẳng cấp thế giới giảng dạy như Thái Lan đang làm thì các bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
Đức Đồng