"Tôi nói với ông ấy tôi sẽ mua lại một thương hiệu tên tuổi ở Mỹ, nhưng tôi không tiết lộ cái tên mục tiêu", ông chủ Bernard Arnault của Tập đoàn LVMH, tỷ phú giàu thứ ba thế giới, kể về thương vụ mua lại Tiffany&Co với giá hơn 16 tỷ USD.
Trump đến dự lễ cắt băng khánh thành xưởng sản xuất của Louis Vuitton ở Texas (Mỹ) vào giữa tháng 10. Trước khi Trump đến lễ khai trương này chỉ 2 ngày, Arnault đã cử một người thân cận tới New York để tiếp 💃cận Tiffany - hãng thời trang xa xỉ của Mỹ.
Antonio Belloni, một giám đốc tại LVMH ⭕đã mời Alessandro Bogliolo, giám đốc của Tiffany ăn trưa kèm theo lời đề nghị mua lại công ty với giá 14,9 tỷ USD. Tức là, LVMH trả một cổ phiếu của Tiffany giá 120 USD.
Vừa ăn, Belloni vừa không ngừng nói về tầm nhìn của tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới nếu hai bên M&A. Ví như, LVMH có thể giúp Tiffany thoát khỏi việc báo cáo hàng quý và đầu tư dài hạn để lấy lại "ánh sáng lấp lánh" cho chiếc nhẫn đính hôn bằng kim cương nằ♒m bên trong chiếc hộp xanh huyền thoại của Tiffany.
Trái ngược với sự tự tin của Arnaulꦗt khi hé lộ với Trump về "cuộc M&A lớn nhất lịch sử ngành hàng xa xỉ", Tiffany đã không bằng lòng với đề nghị vì cho rằng mức giá LVMH trả 120 USD cho một cổ phi💞ếu là quá thấp. Sau khi LVMH bày tỏ công khai sự hứng thú, Tiffany cũng nhận được những lời đề nghị từ các tập đoàn đối thủ khác.
Tuy nhiên, dường như không có lời mời nào hấp dẫn hơn LVMH. Đến đầu tháng 11, LVMH chính thức đề nghị mức giá cao hơn, 130 USD cho một cổ phiếu khiến Tiffany cởi mở. Sau đó vào hôm Chủ nhật (24/꧑11), Hội đồng quản trị của hai công ty đã đồng ý với mức🦩 giá 135 USD một cổ phiếu.
Tiffany là một biểu 🐼tượng của Mỹ, Arnault nói. "Trong suốt thời gian dài, Tiffany là cái tên nằm trong tầm ngắm của tôi🎃 bởi vì nó thật sự hoàn hảo khi nằm trong bộ sưu tập xa xỉ của LVMH. Đây là thương hiệu xa xỉ thực sự duy nhất của Mỹ có sức sống lâu bền", ông nói.
Được thành lập bởi Charles Lewis Tiffany vào 1837, cửa hàng đầu tiên của Tiffany nằm tại Đại lộ số 5 của New York. Tiffany được công nhận rộng khắp🍸 nhưng hoạt động kinh doanh không đứng vững trước sức mua yếu của khách du lịch và sự lên xuống của đồng USD.
Việc mua lại Tiffany sẽ đưa LVMH đứng đầu bảng xếp hạng về thị phần trang sức có thương hiệu, mảng kinh doanh được dự đoán tăng trưởng 7% tr🅷ong năm 2019. Sau khi đưa Tiffany vào bộ sưu tập của mình, LVMH sẽ tăng gấp đôi thị phần trang sức lên 18,4%, vượt xa Richemont - sở hữu nhãn hiệu Cartier và Van Cleef&Arpels vốn thống trị mảng trang sức xa xỉ (14,8%).
Mario Ortelli, đối tác quản lý của Ortelli&Co cho biết mức giá hơn 16 tỷ USD không phải là quá cao. LVMH có thể kiếm được nhiều từ Tiffany bởi thị trường trang sức có thương hiệu đang phát tꦉriển rất n🐓hanh. Một trong những thuộc tính làm nên thành công cho trang sức hàng hiệu chính là sự thừa kế - Không thể nào xây dựng một thương hiệu trang sức tên tuổi chỉ sau một đêm.
Hơn nữa, nếu muốn tăng hiện diện trong danh mục hàng xa xỉ "cứng" (trang sức và đồng hồ), có rất nhiều công ty nhỏ có thể mua, nhưng không nhiều công ty lớn. Mọi người muốn mua Rolex hay Patek Philippe, nhưng họ nhất quyết không bán. Vì thế, đây là công ty𝄹 lớn duy nhất, Fla♈vio Cereda, chuyên gia của Jefferies cho biết.
Đối với Arnault, các cuộc "đi săn" trong 4 thập kỷ qua đã biến LVMH từ một công ty dệt may sắp phá sản thành một tập đoàn hàng xaꦕ xỉ lớn nhất thế giới gồm các thương hiệu tên tuổi, Christian Dior, Moet&Chandon champagne ...
Một phầ🌜n trong kế hoạch của Arnault sẽ làm với Tiffany là mở rộng ra ngoài thị trường cốt lõi là Mỹ và Nhật Bản. Arnault cho rằng có rất nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là ở châu Âu và Trung Quốc.
Việc LVMH mua lại Tiffany cho thấy hai xu hướng.📖 Lĩnh vực xa xỉ đang trên đà chiến thắng bền vững và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Và sáp nhập là cách để trở nên lớn mạnh.
Điều thú vị l𝔍à nhiều nhà đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu không còn xa, nhưng điều đó không phản á♍nh trong giá cổ phiếu của công ty xa xỉ như LVMH, ông Gerrit Smit, chuyên gia tại Stonehage Fleming nhận định. Trong khi nhiều cổ phiếu của châu Âu biến động trước tình hình căng thẳng thương mại Mỹ Trung cũng như sự không chắc chắn của Brexit, điều này không xảy ra đối với cổ phiếu của mặt hàng xa xỉ này.
Bất ổn chính trị đã làm giảm nhu cầu ở Hong Kong, một trong những thị trường xa xỉ lớn nhất, nhưng nhu cầu lại tăng lên ở những thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc. Cổ phiếu của Kering, Christian Dior và Hermès đã tăng 30-40%, LVMH tăng 60% trong năm nay. Hꦏầu hết cổ phiếu của các n♔hãn hàng xa xỉ này đều ở mức cao nhất mọi thời đại.
Sau tất cả, khi hai bên thoả thuận xong xuôi, Arnault gọi điện cho Trump để thông báo. "Mục tiêu của tôi với Tiffany tương tự Louis Vuitton và Dior trước đây. Tiffany sẽ trở nên đáng giá hơn nữa trong 10 năm tới, kéo theo lợi nhuận và 𝓡tăng trưởng", Arnault - người được gọi là "kẻ săn mồi" trong làng M&A - nói với Trump.
Quỳnh Trang (Theo FT)