"Việc này rất khó đặt ra thời hạn. Có thể ngắn hơn hoặc dài hơn chúng ta ng🦂hĩ", Kalanick cho biết trong thư gửi nhân viên hôm qua, "Đột ngột mất đi một người thân là điều rất khó khăn với tôi. Và tôi cần thời gian để nói lời tạm biệt mẹ mình". Ông khẳng định đജội ngũ lãnh đạo sẽ thay ông điều hành công ty trong thời gian này.
Thông báo được đưa ra ngay꧟ trước khi Uber tổ chức một cuộc họp nhân viên để bàn bạc ꧅về những đề xuất thay đổi từ cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ - Eric Holder. Ông là người được Uber đề nghị điều tra các cáo buộc về quấy rối nhân viên và văn hóa độc hại tại công ty nhiều tháng nay.
Các đề xuất được đưa ra gồm bổ sung đánh giá hoạt động của các lãnh đạo cấp cao, xem xét lại chính sách trả lương, thay đổi chính sách giải quyết khiếu nại của nhân viên, hạn chế dùng đồ uống có cồn trong các sự kiện và quan hệ tình cảm trong công ty. Trách nhiệm của Kalanick cũng được đề nghị đánh giá lại và Uber nên thành lập ꧒một hội đồng giám sát độc lập.
"Thực hiện những 🌌việc này sẽ giúp cải thiện văn hóa của chúng tôi, tăng tính công bằng và trách nhiệm. Việc tạo ra các quy trình mới cũng sẽ đảm bảo sai lầm trong quá khứ không lặp lại", Liane Hornsey - Giám đốc Nhân sự Uber cho biết, "Dù thay đổi chư🎉a thể diễn ra một sớm một chiều, chúng tôi cam kết sẽ gây dựng lại niềm tin với nhân viên, lái xe và người dùng".
Từ đầu năm, Uber đã phải chịu hàng loạt cú sốc truyền thông. Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 2, khi Susan Fowler - một cựu kỹ sư tiết lộ cô đã bị cấp trên quấy rối và phân biệt đối xử tại ﷽công ty. Sau đó, Alphabet - công ty mẹ của Google - kiện Uber ăn cắp bí mật thương mại về xe tự lái. Một đoạ൩n video về việc Kalanick văng tục khi tranh cãi với một lái xe Uber về giá cước cũng được đưa lên mặt báo, khiến ông phải lên tiếng xin lỗi.
Từ đó, hàng loạt lãnh đạo cấp cao của họ đã nghỉ việc hoặc bị sa thải chỉ trong vài tháng. Uber hiện không còn người phụ trách tài chính, truyền thông, kinh ꩲdoanh, mất lãnh đạo mảng xe tự lái và vẫn chưa tuyển được giám đốc tác nghiệp. Tuần trước, họ còn sa thải 20 nhân viên sau một cuộc điều tra song song từ một hãng luật khác.
Hà Thu (theo CNN/BBC)