Chiều nay, do liên quan hai vụ án kinh tế lớn đang được điều tra khi là chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia - PVN, ông Đinh La Thăng đã bị khởi tố, bắt về tội Cố ý làm♎ trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai vụ án ông Thăng bị cáo buộc là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản g♌ây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank) và vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,༺ Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Cuộc 'bắt tay' giữa PVN và OceanBank
Trước giữ cương vị Bộ trưởng Giao thông nhiệm kỳ 2011-2016, giai đoạn năm 2006-2011, ông Thăng làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị P𝄹VN rồi Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Cơ quan điều tra xác định, tháng 9/2008, lãnh đạo PVN ký th♊ỏa thuận với ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc PVN tham gia góp 20% vốn điều lệ, chia làm ba 💯đợt.
Đợt một, PVN góp 400 tỷ vào cuối năm 2008. Cuối năm 2010, PVN tiếp tục góp 🌺thêm 300 tỷ. Đợt thứ ba, tập đoàn góp 100 tỷ đồng bằng việc ngày 12/5/2𒉰011 ông Nguyễn Xuân Sơn (Phó tổng giám đốc PVN) ký báo cáo gửi Hội đồng thành viên.
Theo nhà chức trách, số tiền góp vốn 800 tỷ đồng có nguồn gốc hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của PVN. OceanBank sau đó có nhiều sai phạm đã bị Ngân hàng Nhà nước mua với giá 0 đồng và hàng loạt lãnh đạo hầu t💦òa. PVN phải chấm dứt tư cách cổ đông và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tại OceanBank nên lỗ 800 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cáo buộc, việc góp vốn đợt ba vào thời đ🐻iểm Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2011) quy định một cổ đông là tổ chức không được sở h🍷ữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Do vậy, việc này là trái luật.
Mặt khác việc góp 20% vốn nói trên đã được kiến nghị tại Kết luận thanh tra n💝gày 27/12/2012 của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, yêu cầu HĐQT OceanBank chậm nhất đến ngày 30/6/2013 🧸có biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông trong đó có PVN xuống mức không quá 15% vốn điều lệ của nhà băng này. Tuy nhiên, OceanBank cũng như PVN không thực hiện.
Năm 2014, khi đoàn thanh tra thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Nội vào thanh tra hoạt động cấp tín dụng của OceanBank và có kiến nghị lần hai thì ngày 7/5/2014, PVN mới có công văn báo cáo Thủ tướng về việc chuyển nhượng phần vốn góp tại OceanBank. Điều đó trái với quyết định số 46 ngày 5/1/2013 của Thủ tướng về phê duyệt đề án tái cơ cấu PVN giai đoạn 2012-2015, tron🗹g đó có nội dung "thoái hết vốn PVN đang nắm giữ tại các doanh nghiệp, giai đoạn 2012-2015".
Theo cơ quan điều tra, việc góp vốn đợt ba có dấu hiệu sai phạm pháp luật của một số cá nhân trong Hội đồng thành viên PVN, ban tổng giám đốc, người đại diện vốn góp và ban kiểm soát. Cơ💝🔜 quan điều tra sẽ truy trách nhiệm những người liên quan.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Thăng còn phải chịu trách nhiệm trong việc ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nꦓghị định của Chính phủ; chỉ định nhiều gói thầu không đảm bảo quy định của pháp luật...
Trong số này có việc ông chấp thuận cho Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) thಞuộc PVN được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định. Ông cũng vi phạm Luật Đấu thầu khi chấp thuận cho Tổng công ty cổ ph🍸ần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.
Với sai phạm của PVC tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng bị xác định đã chỉ định gói t🥃hầu EPC tại đây. Việc này vi phạm các quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
Dự án do PVN làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồℱng (tương đương 1ౠ,7 tỷ USD).