Trẻ con rất quý mến ông Bảy. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Ông là Trần V🦹ăn Soái (Bảy Soái) ở ấp 5, xã biên giới V🍬ĩnh Xương, huyện Tân Châu (An Giang).
Ông kể, gia đình nghèo không được ăn học. 14 tuổi ông xin vào chùa Bửu Sơn Kỳ Hương ở xã Vĩnh Xương. Nhưng chùa nghèo, không có đất sản xuất, lại bị càn quét liên miên vì chùa là cơ sở cách mạng. Muốn góp gạo nuôi quân cũng phải lén lút từng nắm một. Ông quyết tâm thuê đất trồng lúa rồi dành dụm tiền mua đất góp một phần sức lực cho cách mạng. Đó là hành trình🦹 🐼làm thuê mua đất đầu tiên của ông.
Nhiều người còn gọi ông là "ông Bảy tín dụn💟g". Ông thành lập tổ tín dụng cho nông dân vay, tín chấp mỗi hộ 2 triệu đồng mua câu lưới khai thác nguồn lợi từ lũ. Mới đây bà con có người còn thiếu chút tiền mua đất, cất nhà, ông lấy tài sản chùa thế chấp.
Quê ông sắp hình thành khu kinh tế cửa khẩu biên giới quốc tế Vĩnh Xương. Ông dự định sẽ ཧtiếp tục giúp các cháu học hành để xóa nghèo bằng kiến thức khi kinh tế dịch vụ ở đây phát triển.
Trong khuôn viên của chùa, ông Bảy đã bàn với xã xây dựng một câu lạc bộ nông dân và vận động bà con của ít lòng nhiều mua máy vi tính nối mạng thông tin để ai cũng vào coi được. Cũng trong khuôn v﷽iên chùa Bửu Sơn Kỳ Hươn꧋g, ông cùng với xã hợp sức xây dựng năm phòng học của Trường tiểu học "C" Vĩnh Xương...
Ông còn giúp các trò nghèo không bỏ học. Em Phạm Thị Bé Nguyên💦, lớp sinh lớp 5 kể: "Con mồ côi cha, bà ngoại già rồi..., vừa đi học con vừa làm t♌huê, tối lại bán vé số. Đã nhiều lần bỏ học nhưng ông Bảy bảo không được nghỉ, phải cố gắng. Thiếu gì ông Bảy sẽ giúp".
(Theo Tuổi Trẻ)