- Ông là đại biểu đầu tiên chất vấn theo kiểu "nói có sách mách có chứng". Ý tưởng chất vấn kèm vật mẫu ông có từ khi nào?
- Lần đầu tôi dùng hình ảnh minh hoạ là vụ tiêu cực tại dự án xây cống hộp phường 15, quận 10. Lúc đó tôi nghĩ, mình cần phải thay đổi cách chất vấn. Chỉ dùng lời nói thôi chưa đủ, nếu có thêm những hình ảnh minh họa về những đoạn cống bị rút ruột sẽ trực quan, sinh động hơn. Tôi mang máy ảnh xuống hiện trường chụp và rửa ảnh thật lớn. Tại kỳ họp, những tấm ản﷽h này đã nói lên được nhiều điều và được nhiều đại biểu chia sẻ.
Sau đó, nhiều vụ khác, tôi cũng dùng hình ảnh. Ở vụ nhà tạm cư bê bối, tôi đưa ra kỳ họp hai hình ảnh đối lập. Qua đây, tôi đặt câu hỏi: chính quyền, cơ quan quản lý có cảm🦂 thấy nhẫn tâm hay không khi nhiều năm qua để người tạm cư sống vạ vật như vậy.
Sử dụng phương pháp minh hoạ trực quan cũng là chuyện "méo mó nghề nghiệp" thôi, vì tôi vốn xu🌱ất thân từ trường đại học sư phạm, ngành địa lý.
Hai hình ảnh đối lập được ông Khoa dùng để chất vấn về bê bối nhà tạm cư. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị. |
- Theo ông, làm đại biểu thì cần trang bị kỹ năng gì?
- Người đại biểu làm việc tất nhiên cũng phải có phư🦄ơng pháp khoa học. Phải có những trình tự hợp lý, từ việc tiếp nhận thông tin, phân tích, so sánh, rồi thâm nhập thực tế, thu nhập chứng cứ một cách nghiêm túc. Khi trìꦐnh bày sự việc cũng cần phải có nghệ thuật, phải nói như thế nào để cho người ta cảm thấy "vào được", không võ đoán, xúc phạm, phủ nhận quá đáng.
Nhưng trước hết là phải có cái tâm. Người đại biểu, như tôi tâm niệm, là phải cố gắng mang hơi thở, nhịp đập vào cuộc sống nghị trường, từ những cái đẹpꦦ lẫn những bộn bề, những oan khiên, những bất công của cuộc sống và ngược lại, đưa nghị trường vào cuộc sống đời thường.
- Từ cách chất vấn của mình, ông đã trở thành người nổi tiếng. Ông nghĩ sao về điều này?
- Tôi nghĩ, sự "nổi tiếng" của tôi, nếu có, thì đó là điều bất thường vì tôi♚ đang làm những việc rất bình thường của một đại biểu cần phải làm. Điều đáng tiếc là trong xã hội, vẫn còn những chuyện bất bình thường đã trở thành bình thường cho nên nhiều chuyện bình thường lại trở 🌸thành những điều bất bình thường.
- Không khí các buổi họp hội đồng thời gian gần đây trở nên sôi động hơn vì các đại biểu nêu chất vấn nhiều hơn. Ông có cho rằng đó là "hiệu ứng" từ "ông hội đồng" đã lan toả…?
- Trước đây, hầu như chỉ mình tôi lên tiếng, nên có báo gán cho tôi biệt danh "ông hội đồng độc diễn". Tôi hoàn toàn không vui vì tôi nghĩ trong một tổ chức, một đất nước nào mà còn sự "độc diễn" thì không thể có sự phát triển. Tôi nghĩ nếu những đại biểu mà làm hết trách nhiệm, trong khuôn khổ luật pháp, sẽ mang lại sự thay đổi rất lớn. Cả nước có đến 300.000 đại biểu, nếu đó là những con người sôi sục tấm lòng, 🤪sẽ trở thành 300.000 ngọn đuốc thắp sáng mọi ngõ ngách cuộc sống thì màn đêm bóng tối liệu có còn ngự trị﷽?
- Sự hợp tác của các sở ban ngành với đại biểu thường có chất vấn mang tính "công phá" như ông thế nào?
Bức thư pháp do người dân Bình Thạnh tặng, trong đó ghi: "Đức tâm thánh thiện gia đình thịnh. Tài trí thanh liêm Tổ quốc hưng". Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị. |
- Tôi thấy cũng không có khó khăn gì. Có lẽ nhờ bề dầy uy tín của mình, nên tôi đã có được sự hợp t꧑ác, hỗ trợ nhiệt tình của các sở ban ngành. Vụ Trung tâm dược phẩm quận 10 được đưa vào đất của quân đội, tôi chỉ đề nghị được cung cấp thêm thông tin, UBND quận 10 đã tổ chức cả một cuộc họp và đề nghị những người có liên quan trình bày cho tôi. Có lẽ, có anh cũng không vui khi cơ quan mình bị đề cập, nhưng những cái đó không đủ lớn để trở thành trở ngại trong sự hợp tác, hỗ trợ.
- Ông nghĩ sao về việc có nhiều đại biểu hiện nay quản lý các sở ban ngành, nên khó chất vấn, phê phán chính sở ban ngành mình?
- Tôi nghĩ khi đã vào nghị trường thì nên quên mình là ai. Người đại biểu, điều quan trọng nhất là sự công tâm, khách quan, trong sáng. Chức năng anh là đại diện cho người dân, anh chỉ nên nghe tiếng vọng từ người dân. Không thể lấy quyền lợi của cá nhân hay công việc riêng của mìn﷽h ra để làm chất vấn.
Tôi cũng nghĩ là nên có xu hướng giảm đại biểu là nhà quản lý các sở ban ngành. Có lần, một♎ đại biểu chất vấn là UBND thành phố chi vượt dự toán, nhưng bị vặn lại là cơ quan của anh năm rồi cũng chi vượt dự toán, phải xin vượt. Ông Lê Minh Nhựt, chủ tịch HĐND TP HCM khóa 6 có lần cũng nói: "Trong đại biể🎀u có người còn có tư tưởng nể nang, khi nói còn ngại trên ngại dưới".
- Một "khẩu đại bác", ông có vui vì mình có thêm một "danh hiệu"?
- Tôi luôn có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng, vì luôn có cảm giác mình chưa làm tròn trách nhiệm của một đại biểu. Tôi c🗹ứ nghĩ mãi tại sao đất nước mình tươi đ♛ẹp như vậy, người dân một lòng như vậy, chính quyền mình hết lòng vì dân vì nước như vậy, mà sao những oan khiên vẫn chồng chất mọi nơi? Phải xem lại trong hệ thống, cơ chế có những trục trặc, bất ổn nào để gỡ ra dần, chứ nếu cứ để như vậy thì chắc là lòng dân sẽ không yên…
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)