Có ít tiền bán rẫy, ông cũng đem lo chuyện thiên hạ. Người lạ lùng ấy là cụ Trần Văn Túc, ở xã Phú Sơn, huyện Tân P⛦hú, Đồng N🍸ai.
Lời dặn dò của người cha
Năm nay đã 88 tuổi, nhưng cụ Túc vẫn xe đá vá đường. Ảnh: Thanh Niên. |
Cụ Túc quê ở Nga Sơnꦰ, Thanh Hóa. Ngày nhỏ, cha cụ thường chứng kiến cảnh bà con chòm xóm trượt ngã, hạt lúa chắt chiu chưa kịp về đến nhà đã đổ hết xuống mương do đường xấu. Trẻ con thì ngã gãy chân, tay... Không đành lòng, ông liền dẫn con trai đi "vác tù và hàng tổng": san đường.
Việc làm của ông đã gieo mầm nhân bản cho người con. Trước lúc nhắm mắt, ông cầm tay con trai: "Nhớ lời cha, sống vì mọi người". C🔯ụ Túc khắc ghi lời trăn trối. Năm 1980, gia đình cụ dắt nhau từ Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp. Hai vợ chồng dãi nắng dầm mưa cặm cụi trên nương rẫy, khó nhọc co kéo mới đủ nuôi gần chục người con.
Địa bàn từ ấp 4 đến ấp 6, nơi gia đình cụ Túc sinh sống, nằm dưới chân đồi. Mang tên là đường liên tỉnh 138, là be 38, nhưng độc đạo nối liền💯 xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai với huyện Đức Linh, Bình Thuận. Tuyến giao thông huyết mạch của cả♕ nghìn hộ dân vùng kinh tế mới này chỉ là một lối mòn. Trời nắng thì bụi đất mịt mù. Trời mưa, đường nhỏ, lại không có hệ thống mương thoát nên nước ngập lênh láng. Nước từ trên đồi cuốn theo những viên đá đủ kích cỡ, lăn xuống nằm ngổn ngang trên mặt đường.
Chứng kiến cảnh những chiếc xe chở nông sản của bà con đâm vào đá bị nổ nốp, cong vành, đám trẻ thì trẹo chân, ngã dúi dụi xuống mặt đường..., cụ Túc đau lòng. Phải làm gì để bà con đỡ khổ? Lời trăn trối của cha lại vang vọng bên tai. Suy đi tính lại, ông lão quyết địn✨h ghé vai gánh việc thiên hạ. Ngoài thời gian lên rẫy, ông lại đi xe cát san đường...
Do con đường khá trũng và có độ dốc lớn nên hàng trăm xe cát của cụ Túc (phần lớn được đào từ vườn nhà) cứ trôi tuột đi sau mỗi đợt mưa. Mỗi lần như thế cụ trầm ngâm, tiếc của, hàng xóm đặt luôn biệt danh "ông Dã Tràng". Nhìn chồng nhọc lòng mà chẳng nên công🐈 cán gì, cụ bà góp ý: "Mưa thì mỗi năm chỉ một mùa, người mỗi ngày đều làm. Cần mẫn quanh năm, chắc chắn phải thắng mấy tháng mưa".
Cụ Túc🐽 như cởi tấm lòng trướ✅c lời động viên của vợ. Từ đó người ta lại thấy buổi trưa bà đem cơm ra cho ông, chiều phụ ông đẩy xe đồ nghề về.
Vần đá vá đường
27 năm nay, ngày nào cụ Túc cũng cần mẫn san đường cho người dân đi lại dễ dàng. Ảnh: Thanh Niên. |
Sau 2 năm hì hục đào hết cát trong vườn nhà, lại đi về cả mấy cây số để xúc, chuyên chở rồi san san lấp lấp, nhọc công là thế song con đường vẫn cứ truồi truội. Cụ Túc rút được kinh nghiệm quý ღbáu. "Phải có đá lót𓂃 nền đường thì mới giữ được cát; phải nâng nó cao hơn mực nước suối. Nếu kè đá hai bên thì còn hạn chế được sự tàn phá của nước vào mùa mưa". Nhẩm trong đầu như vậy đêm hôm trước, hôm sau người ta thấy cụ Túc hăm hở trèo lên quả đồi cuối xóm.
Cùng đôi quang gánh nꦆhỏ, ngày ngày cụ cần mẫn lên núi tìm chọn những hòn đá to nhỏ đủ kích cỡ vốn nằm vương vãi khắp nơi, rồi vần, khuân, gánh xuống chân núi. Những hòn đá sắc lẹm và rát bỏng vì nắng ấy đã không ít lần làm chân tay cụ toạc ra, tứa máu. Ai thấy cũng ái ngại. Cụ thì cười giòn tan, nhai miếng lá cây đắp vào vết thương để cầm máu rồi tiếp tụcꦐ công việc.
Làng xóm thương, mang biếu trái chuối, củ khoai hay dăm ba nghìn, cụ để dành cho mấy đứa nhỏ trong ấp. Lăn riết, hết đá lộ thiên, cụ Túc phải trèo lên cao hơn, phát quang bụi rậm để lôi đá ra. Có lần, cụ 💙đang phát một bụi cây để tìm đá thì bị một con rắn bù nẹt bất thần phóng ra, bổ một nhát vào bắp chân. Chất độc phát tán nhanh khiến người cụ tím tái rồi lịm dần. May nhờ có người đi rẫy phát hiện nên cõng cụ về cấp cứu kịp thời. Hôm sau, người trong xóm lại thấy cụ tập tễnh lên đồi với vết thương còn quấn băng trắng xóa.
Cần mẫn nhặt nhạnh được ít đá nào, cụ♈ Túc lại chất lên xe cút kít rồi đẩy đi chèn ổ trâu, vá ổ gà, sau thì san mở rộng và nâng mặt đường lên một mét rưỡi so với dòng suối. Chuyện cụ Túc "cầm chân" những hạt cát cũng lạ. Ngày nắng, cụ vần các bao cát và những tảng đá hộc xếp thành hàng để chắn các khe thoát nước. Mỗi khi trời mưa, đất cát theo nước từ trên núi chảy về, bị giữ lại trên mặt 𒅌đường chứ không thể vượt qua đê bao mà trôi tuột xuống lòng suối.
Chỉ sau vài mùa mưa, cụ đã có đủ số cát nâng mặt đường lên thêm một mét trên suốt chiều dài gần hai cây số. Cụ xoa tay hoan hỉ. Để có đưꩲợc nụ cười rạng rỡ làm vầng trán cao lên ấy, cái lưng già đã rạp xuống nhiều phần. "T🅺ui còn khỏe lắm, ngày nào cũng phải đi làm. Cái đoạn bê tông dài gần 50 mét này, tôi lấy 17 triệu đồng tiền bán rẫy để làm thử nghiệm đó. Trông được chứ nhỉ?", cụ hồ hởi khoe.
27 năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, trừ hôm nằm liệt giường, còn cụ Túc vẫn say mê chở cát, đá vá đường từ sớm tinh sương đến lúc nhọ mặt người. Anh Nguyễn Hữu Sơn ♕cảm kích kể: "Có hôm mới 3 giờ sáng, gió lạnh thấu xương, vậy mà tôi đã thấy cụ lụi cụi san đường để sáng ra cho đám tang có lối đi lại".
Bây giờ thì trên con đường lồi lõm ổ gà ổ trâu, bì b🐬õm sình lầy thuở nào, xe cộ đã bon bon chạy.
Ước nguyện cuối đời
Nhà cụ Túc là làm bằng gỗ, mưa nắng thờiꦯ gian đã khiến nó xập xệ, cột kèo mối mọt ăไn lỗ chỗ, vách gỗ hở từng mảng, mạng nhện giăng khắp nơi. Trên bàn là di ảnh người vợ quá cố (mất năm 1995), bên cạnh những tấm bằng khen của UBND huyện Tân Phú.
Dọn bữa cơm đạm bạc, cụ nhấm nháp chút xíu, chứ cũng chẳng muốn ăn. Gần hai mươi năm nay, hệ tiêu hóa của cụ đã không còn hoàn chỉnh. Hậu môn và mộ🅘t đoạn trực tràng của cụ đã bị cắt sau một lần hoại tử, bác sĩ phải mổ bụng để đeo vào đó một bịch nylon mà hứng chất thải ri rỉ suốt ngày.
Ngày ấy, thày thuốc bảo giỏi lắm cụ trụ được 2 năm. Thương cụ già yếu, con cái cũng như bà con lối xóm ra sức can ngăn, khuyên cụ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, như😼ng cụ không chịu. Cụ cũng nhất quyết ở riêng vì sợ làm phiền con cháu.
"Tôi chỉ còn một ước mơ cuối đời nữa thôi, là cố gắng chuẩn bị mọi chuyện 🌱để bê tông hóa toàn bộ con đường. Mấy đứa con tui cũng đã sẵn sàng góp tiền cho bố làm đường rồi. Làm xong chuyện ấy, tôi chết cũng cam lòng", cụ Túc tâm sự.
(Theo Thanh Niên)