Những năm 1960, các trận cháy rừng lớn đã tàn phá các khu rừng trên sườ🐻n nam của núi Lawu, trung Java, biến rừng thông hàng trăm ha thành tro bụi. Những n꧟gọn đồi trơ trọi, cằn cỗi.
Trong nhiều thập kỷ, hàng chục ngôi làng ở Wonogiri bị gió lùa, đói kém. Sadiman, một nông dân sống bằng nghề chăn nuôi, ngoài 40 tuổi, là người đầu tiên nhận ra sự thiếu thốn của thực vật quanh làng khiến gió lùa 💯và hiếm nước ngọt.
Nhưng trong một thời gian dài, chính quyền và dân địa phương không để tâm đến điều này. Tệ hơn, mọi người gọi Sadiman là kẻ điên. Ông đành bỏ tiền túi mua cây về trồng, buôn gia súc để mua cây non.
Trong 25 năm qua, ông tự trồng hơn 11.000 cꦍây. Khi hàng ngàn cây non trưởng thành, các loài thực vật bắt đầu phát triển, các nhánh cây tỏa ra xóa dấu vết của vùng đồi trọc.
Khu rừng Sadiman trồng tạo nguồn nước dồi dào. Nông dân ban đầu chỉ có thể trồng trọt mỗi năm một vụ, nay trồng ✤hai,꧙ thậm chí ba vụ.
Kh💃i thấy mưa đến thường xuyên hơn, mọi người đã hiểu được lợi ích của cây xanh. Sadim𒊎an không còn bị chê là kẻ điên, ngược lại người dân, truyền thông ca ngợi ông là anh hùng.
Sadiman đã dành được Kalpataru, giải thưởng cao nhất Chính phủ dành cho công dân Indonesia có đóng góp trong việc bảo vệ môi trường và giải Kick Andy Heroes (giải cống hiến cho cộng đồng và đất nước Indonesia) vào năm 2016.
Qua nhiều năm, khu rừng rộng 25 ha tươi tốt được đặt tên là "Hutan Sadiman" hay "Rừng của Sadiman". Nó trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất du lịch thiên nhiên ꧃ở🥀 Indonesia.
Câu chuyện củ🗹a ông Sadiman đã truyền cảm hứng cho một số đồn điền trồng cây đại trà khác trong khu vực.
Nhật Minh (Theo OC)