Trong bài phát biểu ngày 30/6, Tổng thống Alexander Lukashenko cho biết ông là người đưa ra sáng kiến triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus. "Chúng tôi ngày càng tin chắc rằng cần phải bố trí chúng tại Belarus, một nơi đáng ti🐷n cậy", ô♒ng Lukashenko nói.
"Chúng ta sẽ không bao giờ phải sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chừng nào chúng có mặt tại Belarus, đồng thời không một kẻ thù nàoꦬ dám đặt chân lên đất nước chúng ta", ông Lukashenko tuyên bố.
Tổng thống Lukashenko nói nếu "kẻ thù gào thét, làm ầm lên vì muốn ngăn 🍎bạn làm điều gì đó, hãy làm ngược lại". "Nếu họ gào lên rằng vũ khí hạt nhân là xấu, hãy làm ngược lại", ô🍬ng Lukashenko cho biết.
Tổng thống Lukashenko nhiều lần cáo buộc phương Tây tìm cách hủy hoại Belarus và khẳng định vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Nga triển khai ở nước này "là cần thiết để ngăn chặn nhữ🌺n꧂g kẻ xâm lược".
Ông Lukashenko ngày 14/6 thông báo Belarus đã nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga. Tổng thống Vladimir Putin hai ngày sau xác nhận thông tin và💮 nói đây là giai đoạn đầu của kế hoạch dự kiến kết thúc vào mùa thu hoặc cuối năm nay.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 30/6 khẳng định việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến﷽𝕴 thuật tại Belarus không phi phạm Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí hạt nhân do Nga vẫn kiểm soát chúng. Hiệp ước này cho phép các nước triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ, song chúng phải do quốc gia sở hữu kiểm soát.
Nga và Belarus ngày 25/5 ký thỏa thuận về triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nga hồi tháng 4 công bố các phương tiện chiến đấu mang vũ khí, gồm cường kích của Belarus với khả năng mang vũ khí🍌 này và tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lên án thỏa thuận, cho rằng động thái này làm leo thang nguy hiểm căng thẳng trong khu vực. Mỹ mô tả kế hoạch của Nga là "khiêu khích, vô trách nhiệm", song cho biết nước này chưa có lý do điều chỉnh chính sách bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật tại c𝓀ác qu💫ốc gia đồng minh.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại đầu đạn hạ💛𝔉t nhân cỡ nhỏ, được sử dụng để đạt được lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì gây tàn phá trên diện rộng như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hay bom hạt nhân.
Chúng thường có sức công phá nhỏ, được thiết kế để tấn công các sở chỉ huy, căn cứ, điểm tập trung quân của đối phương ở tiền tuyến. Vũ khí hạt nhân chiến thuật không được dùng để phá hủy c🐟ác thành phố, cơ sở🅰 công nghiệp quốc phòng cách xa chiến trường.
Nguyễn Tiến (Theo BelTA, Reuters)