Một phụ nữ hôm 16/7 gọi 𝔍tới đường dây của chương trình giải quyết mâu thuẫn gia đình Thượng Hải để phàn nàn về "yêu sách" của bố ruột.
"Gần đây tôi bị ông khủng bố tinh thần", người phụ nữ giấu tên n🌌ói. ও"Con gái tôi đã 10 tuổi, nhưng bố tôi nhất quyết bắt đổi họ con bé sang họ của ông, nếu không sẽ tự tử".
Theo người phụ nữ, vợ chồng cô và con gái sống dựa vào bố đẻ, được ông chu cấp chỗ ăn ở. "Bố tôi cảm thấy mình bị thiệt thòi vì cháཧu gái không mang họ ông", người phụ nữ kể.
Luật pháp Trung Quốc quy định trẻ em chỉ đ🦋ược mang họ của bố hoặc mẹ. Một số gia đình giàu có ở Trung Quốc để con mang họ mẹ. Mạnh Vãn Chu và em gái cùng cha khác mẹ Diêu An Na đều không mang họ của bố, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập tập đoàn Huawei.
Vương Tự Minh, cán bộ tư pháp đã về hưu ở Thượng Hải, cho hay ưu tiên lớn nhất trong đặt tên cho trẻ em là 𒅌đảm bảo sự gắn kết trong gia đình.
"Khi bố mẹ chọn họ 🅘cho co🦂n, chúng tôi ưu tiên xem xét yếu tố hòa hợp trong gia đình để đảm bảo không nảy sinh xung đột", ông Vương giải thích. "Có nhiều giải pháp để đặt tên, như kết hợp cả họ bố lẫn họ mẹ để tạo thành họ mới cho đứa trẻ".
Khi câu chuyện lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người Trun𓆏g Quốc bày tỏ cảm thông với ông ngoại, cho rằng yêu cầu của ông là "công bằng".
"Dường như cậu con rể không muốn chịu bất cứ thiệt thòi nào", mộ🅷t người bình luận. "Anh ta không có khả năng đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đ♌ình, nhưng lại không muốn con gái mang họ của người làm được việc đó".
"Mang họ ông ngoại cũng như mang họ mẹ, 🌊hoàn toàn hợp lý", một người khác bày tỏ.
Sau khi Trung Quốc xóa bỏ chính sách một con và khuyến khích sinh hai con năm 2016, ngày càng🌟 nhiều gia đình chọn cách để một con mang họ bố, một con mang họ mẹ.
Theo báo cáo thường niên c🐭ủa Bộ Công an Trung Quốc, 7,7% trẻ em sinh năm 2020 lấy họ 🍸mẹ. Con số này cao hơn ở một số thành phố lớn như Thượng Hải, với 8,8% trẻ sơ sinh mang họ mẹ năm 2018.
Hồng Hạnh (Theo SCMP)