Ý kiến được nêu tại lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian ở Nhà hát thành phố Hải Phòng, tối 18/12. Ông Thiều cho rằng cuộc phát động không đơn thuần là tổ chức những trại viết🌌 thực tế, hội thảo hay đặt hàng sáng tác mà kêu gọi văn nghệ sĩ sáng tạo, đặt cược lòng tin vào từng trang viết.
"Mỗi tác giả cần phải lắng nghe lương tâmไ mình, biến thành hành động thực tế, dấn thân một cách phi vụ lợi để viết nên những điều tốt đẹp nhất", ông nói.
Dẫn chứng câu nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946, nhà văn nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa với một quốc gia. Đồng thời, khẳng định nhiệm vụ của văn nghệ sĩ trong việc phát triển văn hóa. "Một trang viết nhạt nhẽo, thờ ơ với nhân dân là phản bội lại dân tộc. Một trang v🐼iết hão huyền là phản bội dân tộc. Nếu không viết các tác phẩm ngang tầm thời đại, không mang lại lương tri cho con người, không mang lại những khát vọng cho dân tộc thì chúng ta sẽ trở thành kẻ phản bội trên từng trang viết của mình", ông nói.
Ông N♓guyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trunဣg ương - đồng tình, cho rằng văn nghệ sĩ phải bám sát thực tiễn cuộc sống để có những tác phẩm phản ánh hơi thở của thời đại, phụng sự đất nước và nhân dân. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng yêu cầu tạo môi trường cho các tác giả phát huy tài năng, sáng tạo nên những tác phẩm hay cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. "Chính những văn nghệ sĩ với sức sáng tạo không giới hạn, phẩm chất trân quý sẽ là chủ nhân của các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trong tương lai", Bộ trưởng nói.
Lễ phát động lần đầu tiên được phát động, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 85 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm tìm kiếm những tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn. Chương trình xoay quanh các đề tài như ca ngợi Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam thời kỳ đổi mới, phản ánh người tốt việc tốt, đấu tranh, phê phán những thói xấu, hành vi sai trái, lối sống tiêu cực, quảng bá, nâng cao vị thế của Việt Nam với bạn bè thế giới... Thể loại sáng tác bao gồm: Văn học là tiểu thuyết và trường ca; sân khấu là kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; âm nhạc là giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; múa là thơ múa, tổ 🐠khúc và kịch múa.
Bà Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đại diện ban tổ chức - cho biết đề cương, bản thảo phải đúng thể loại, chủ đề, có tính phát hiện, sáng tạo, ngôn ngữ thể hiện mới, đạt chất lượng cao cả về nội dung và nghệ thuật. Ngoài ra, tác phẩm đáp ứng đầy đủ các quy định về thời gian sáng tác, tính bản quyền... "Đ♛ề cương, bản thảo được chọn, hoàn thiện sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng thành tác phẩm văn học nghệ thuật ở các thể loại phù hợp", bà Ly nói.
Sau lễ phát động, ban tổ chức tiếp tục triển khai các sự kiện: Văn nghệ sĩ xây dựng đề cươn꧃g tham gia sáng tác (từ tháng 12/2022 đến 9/2023); tổ chức trại sáng tác cho 45-50 tác giả (tháng 9/2023); lựa chọn, công bố từ 30-35 đề cương xuất sắc (tháng 10/20♋23); xuất bản, chuyển thể và dàn dựng đề cương thành các tác phẩm văn học nghệ thuật (tháng 10/2023-12/2024); đánh giá, tổng kết chương trình (3/2/2025).
Hiểu Nhân