Ngày 23/11, ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã giới thiệu quy định về "trách nhiệm nêu gương củ𝓰a cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Ủy viên Ban chấp hành T🍰rung ương" tại cuộc làm việc trực tuyến triển khai nội dung hội nghị Trung ương 8, khóa XII.
"Việc ban hành quy✅ định nêu gương là một cam kết chính trị của Trung ương với chính mình và toàn Đảng, toàn dân",🦩 ông Chính nói.
Quy định nêu gương có 8 điểm "xây", 8 điểm "chống" được phản ánh trên các mặt tư tưởng, đạo đức, chính trị, lối sống, tác phong... và chỉ ngắn gọn trong𓆏 4 điều. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu.
Trong đó, điều 3 nêu 8 v♈iệc mà cán bộ, đảng viên phải "chống", cụ thể như nghiêm khắc đối với bản thân, kiên quyết chống các biểu hiện suy thoái đạo đức, tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; kiểm soát đối với gia đình, người thân.
Ông Phạm Minh Chính nói, trong những nă𝓀m gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, hành động quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đạt được kết quả bước đầu. Nhiều vụ án lớn đã đưa ra xét xử nghiêm minh.
Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn꧃ phức tạp, thậm chí có trường hợp൩ tham nhũng chính sách. Vì vậy, Trung ương yêu cầu đề cao trách nhiệm nêu gương để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả; tạo sức lan toả, sớm khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh, chỗ này làm, chỗ kia không làm.
"Quy định nêu rõ cán bộ, đảng viên không được để vợ, chồng, bố mẹ, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ🌼, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi; không để vợ, chồng, con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật", ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Ông cho hay, qua quá trình đấu tranh, cơ qu꧂an chức năng đã phát hiện, xử lý một số vụ việc lãnh đạo lợi dụng quyền lực, uy tín để thao túng liên quan đến đất đai, mua sắm...
"Trong 2 năm trở lại đây, ủy ban kiểm tra các cấp và các cơ quan chức năng đã kỷ luật nhiều tổ chức đảng và hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu. Đặc biệt,🥂 59 cán bộ diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 13 người là ủy viên Trung ương hoặc nguyên ủy viên Trung ương; Đảng cũng đã kỷ luật khai trừ một Uỷ viên Bộ Chính trị", ông Chính nói.
"Chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, tín nhiệm"
Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quy định nêu gương yêu cầu cán bộ cấp cao không được định kiến với người góp ý phê bình; trực tiếp, mượn ▨danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin bài sai sự thật, nhằm đề cao tập thể cá nhân mình, hạ thấp uy tín của tập thể cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Ông nói, thực tế cho thấy một bộ phận cán bộ, đảng viên, cá biệt có cán bộ cấp cao còn biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, nói khôngౠ đi đôi𒅌 với làm và độc đoán chuyên quyền, áp đặt ý chí cá nhân, can thiệp không đúng chức trách, thẩm quyền...
Vì vậy, quy định nêu rõ phải kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. "Nghiêm cấm chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, tín nhiệm; can thiệp không đúng thẩm quyền, trái quy định vào công tác cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm bố trí cán bộ không đủ tiê🅺u chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân", ông nhấn mạnh.
Lãnh đạo Ban tổ chức Trung ư𝔍ơng cũng cho biết, thực tiễn diễn biến nhanh nên Trung ương yêu cầu gắn việc thực hiện quy định nêu gương với kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên và lấy phiếu tín nhiệm theo định kỳ; kịp thời xử lý những biểu hiện sai lầm.
Thông báo một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng, ông Phạm Minh Chính nói việc kiệnඣ toàn chức danh Chủ tịch nước vừa꧅ qua đã được tiến hành rất chặt chẽ.
"Sau khi tham khảo ý kiến các 🌜thành viên Bộ Chính trị, những người có💦 trách nhiệm thì thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận chức danh Chủ tịch nước trong thời điểm hiện tại", ông Chính cho hay.
Qua lấy phiếu của Ban chấp hành Trung ương, 194/195 (chiếm 99,5%) uỷ viên Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước. Trên cơ sở phiếu giới thiệu này, Bộ Chính trị thảo luận và biểu quyết t🌞hông qua với 100% người có mặt đồng ý.
Việc phân công, giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sau đó được báo cáo với Ban chấp hành Trung ương tại hội nghị lần thứ 8 (khóa XII) và 100% đại biểu c꧟ó mặt tán✤ thành.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Tổn♏g bí thư được bầu làm Chủ tịch nước t🌺heo đúng Hiến pháp, pháp luật với 476/477 phiếu đồng ý.
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) của Đảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 74 điểm cầu trên toàn quốc, với sự tham gia của cán bộ chủ chốt từ cấp huy💧ện trở lên.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Quốc Vượng - Thường trực Ban Bí thư nói hội nghị Trung ương 8 diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII, năm bản lề 2018, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XII và lﷺà năm khởi đầu cho việc chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng.
Sau 5 ngày làm việc (từ ngày 2 đến 6/10),ꦫ Trung ương đã thông qua quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương; nghị quyết về phát triển bền vững kinh tế biển; kết luận về kinh tế xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.
"Đây là những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát tr𒊎iển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh và chuẩn bị cho việc tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII", ông Vượng nói.