Ông Phạm Minh Chính nói về tiết kiệm chi tiêu thường xuyên. Video: Vinh An
Sáng 27/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
🔜Tham gia ý kiến, ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương, chia sẻ băn khoăn của các đại biểu về việc nguồn vốn cho dự án lên tới trên 23.000 tỷ đồng, trong khi nhà nước mới bố trí được khoảng 5.000 tỷ, còn thiếu 18.000 tỷ và "giải pháp thì chưa rõ".
📖Ông Chính nhắc đến việc ở kỳ họp lần trước đã "hiến kế" cho Quốc hội là "phải tiết kiệm", và cho biết hiện 🔴chi thường xuyên của bộ máy chiếm 65% tổng chi ngân sách Nhà nước, tăng 2,2 lần so với 5 năm trước. Đây là con số tăng rất lớn và tập trung chủ yếu chi lương và các khoản phụ cấp (chiếm 52,8%), còn lại là chi hành chính.
𓄧Theo ông, dự kiến chi thường xuyên trong cân đối ngân sách Nhà nước năm 2017 là gần 900.000 tỷ đồng, như vậy nếu tiết kiệmᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ 1% trong số đó thì sẽ có 10.000 tỷ đồng, tiết kiệm 2% là 20.000 tỷ đồng, đủ tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư để xây sân bay Long Thành. Và nếu tiết kiệm theo hướng này trong 5 năm sẽ đủ tiền khởi động giai đoạn một của Cảng hàng không quốc tế Long Thành (hơn 23.000 tỷ giải phóng mặt bằng và trên 120.000 tỷ xây dựng giai đoạn một).
🌞"Năm 2011, ta khó khăn thì Chính phủ ra nghị quyết꧒ tiết kiệm 10% chi thường xuyên. Gần đây riêng Hà Nội tiết kiệm khoản chi tiêu này cũng được 4.000 tỷ đồng. Đề xuất trên tôi đã phát biểu nhưng Uỷ ban Kinh tế không tiếp thu", Trưởng ban tổ chức Trung ương nói.
Đề nghị làm rõ diện tích 1.050 ha đất quốc phòng
﷽Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, năm 2015, Quốc hội ra nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đã nêu trong 5.000 ha đất của dự án có 1.050 ha đất cho quốc phòng.
"Tuy nhiên tôi đọc các báo cáo lần này🙈 đều không đề cập tới việc sử dụng 1.050 ha đất quốc phòng tại khu vực sân bay Long Thành vào việc gì. Chính phủ, Quốc hội phải nói rõ với dân về sự cần thiết, cấp bách việc giải toả 1.050 ha đất quốc phòng này", ông Nghĩa nói.
Vị đại biểu TP HCM nhấn mạnh, "nhà nước bജỏ tiền giải toả thì phải rõ sau đó sẽ sử dụng cho mục đích gì; không thể có nhà hàng, sân golf … trên đất quốc phòng”, ông nói.
♏Cùng băn khoăn, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, không chỉ đất quốc phòng mà toàn bộ 5.000 ha đất được thu hồi dành cho dự án Long Thành, nếu không được sử dụng đúng mục đích, bỏ hoang hoá sẽ gây bất bình trong dân.
Lo ngại nảy sinh phức tạp khi giải phóng mặt bằng
ඣNêu ý kiến không đồng ý giải phóng mặt bằng một lần đối với dự án sân bay Long Thành, đ🅠ại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng cách làm này tốn quá nhiều tiền mà ngân sách đang khó khăn.
🍨"Bây giờ quyết làm một lần thì Chính phủ phải tính toán nguồn vốn, đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng cho người dân, tránh tình trạng khiếu nại, cản trở việc giải tỏa mặt bằng và bị các thế lực xấu lợi dụng", ông Phương nói.
𝓰 Đại biểu Dương Trung Quốc cũng cho rằng, việc đền bù giải phóng mặt bằng ở những dự án lớn như Long Thành dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp.
"Có một thực tế là thực hiện chính sách không nhất quán. 𒁃Anh nào ngang ngược thì được lợi hơn, người tuân thủ pháp luật chịu thiệt thòi”, ông Quốc nói.
Ông Phạm Minh Chính nói về tái định cư người dân Long Thành. Video: Vinh An
Tái định cư người dân vào khu đô thị
ꦬĐại biểu Hoàng Thanh Tùng đề nghị phân chia cụ thể ngân sách của trung ương, của tỉnh Đồng Nai.
🅷 "Đa số người dân Long Thành đang ở nhà cấp 4, liệu họ có tiền đền bù để mua những lô nhà biệt thự, liền kề hay không? Đồng Nai xây khu đô thị hay khu tái định cư cho dân, phải nói rõ điều này, không được nhập nhèm", ông Tùng nhấn mạnh.
ꩵ Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đức Kiên đồng ý với việc Đồng Nai quy hoạch các khu đô thị tái định cư.
ꦬ "Ý định để người dân phát triển, có công ăn việc làm ổn định trong khu đô thị của Đồng Nai là tốt, chứ không làm theo kiểu hỗ trợ tái định cư, phụ nữ thì cho đi học uốn tóc, đàn ông đi học rửa xe máy, sẽ thiếu ổn định. Tuy nhiên, phải rạch ròi tiền nào của nhà nước, tiền nào của Đồng Nai dùng ngân sách thì phải trả lại ngân sách", ông Kiên nói.
ꦰSáng cùng ngày, tân Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể đã trình Quốc hội dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
ღ Dự án này nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; cách TP HCM khoảng 40 km, cách thành phố Biên Hoà khoảng 30 km, gần đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, cách Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 43 km.
🐽 Tổng diện tích dự kiến thu hồi đất là 5.600 ha, trong đó, diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng sân bay là 5.000 ha; xây dựng các khu tái định cư khoảng 565 ha (thuộc địa bàn xã Bình Sơn và xã Lộc An); xây dựng khu nghĩa trang khoảng 20 ha (địa bàn xã Bình An).
Theo số liệu điều tra, t🌞ổng số trường hợp bị thu hồi đất và bị ảnh hưởng là khoảng 4.800 hộ gia đình với hơn 15.500 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất. Trong đó gần 4.400 người dưới độ tuổi lao động, 9.700 người trong độ tuổi lao động. 100% số hộ đều có nhu cầu nhận đất tái định cư.
Sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, dự kiến khởi công vào năm 2019. Công trình có diện tích 5.000 ha với vai trò là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất quốc gia, trong tương lai sẽ nâng tầm lên khu vực Đông Nam Á. Dự án chia thành 3 giai đoạn với khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn một đến năm 2025 là 5,45 tỷ USD. |
Hoàng Thuỳ - Võ Hải