Lễ công bố quyết định được tổ chức sáng 7/8. Ông Công ☂được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng đoàn Phòng Thương mại & Công nghiệ🦋p Việt Nam (VCCI) nhiệm kỳ 2015-2020 và 2021-2026.
Ông Phạm Tấn Công sinh năm 1963, tại Hưng Yên, trình độ thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ông từng trải qua các chức vụ: Phó trưởng ban Mặt trận thanh niên T💛rung ương Đoàn; Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghi🍸ệp trẻ Việt Nam.
Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn; Phó chủ tịch Hội đồng Bảo trợ tài năng trẻ Việt Nam. Từ tháng 3/2013, ông công tác ♕tại Đảng uỷ khối doanh nghiệp Tr♎ung ương, giữ các chức vụ Chánh văn phòng Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Phó bí thư thường trực Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, n🍃guyên Bí thư Đảng đoàn, dự kiến nghỉ hưu và chuyển giao chức chủ tịch VCCI sau khi Ban chấp hành Đảng bộ được tổ chức, bầu chủ tịch mới.
Ông Lộc mong ông Phạm Tấn Công sẽ tiếp tục kế thừa thành quả của thế hệ trước, tiếp tục dẫn dắt, phát triển VCCI. Ông cho biết thêm, tới đây sẽ cùng tập thể cán bộ, 💞nhân viên chuẩ♔n bị tốt cho hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, để thực hiện chuyển giao vai trò Chủ tịch VCCI.
Ông Nguyễn Quang Dương - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, nhiệm vụ sắp t🥀ới của VCCI sẽ nặng nề, nhiều mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng 13 cần đưa vào cuộc sống. VCCI cần tiếp tục tăng cường tham mưu có chất lượng, đưa ra kiến nghị dự báo về kinh tế trong, ng💧oài nước; đồng thời chủ động phối hợp với các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đơn vị này cũng cần tiếp tục xây dựng tổ chức Đảng, Đảng viên trong khối kinh tế tư nhân.
Với 28 năm công tác tập hợp, kết n💞ối các doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công nói sẽ tận tâm, tận lực cống hiến cho sự phát triển VCCI, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Thời gian tới, VCCI sẽ tập trung nguyên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua Covid-19, định vị lại tầm nhìn, chiến lược VCCI trong giai đoạn mới; phát huy thành quả đã đạt được và khôn🧔g ngừng đổi mới phát triển tổ chức này.
Ra đời năm 1963, VCCI là tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính. Tổ chức này là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, giới chủ và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, nh𝔍ằm bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
VCCI đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế. Đến nay VCCI đã quy tụ gần 800.0𝔍00 doanh nghiệp hội viên, thiết lập quan hệ với gần 200.000 tổ chức q♑uốc tế.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đại diện cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, góp ý vào các luật liên quan tớ🌳i doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh.
16 năm qua VCCI cũng n🌳ghiên cứu công bố xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh (PCI), được các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, xã hội đánh giá cao.