"Đây là hành động khiêu khích nguy hiểm. Bất kỳ bước đi nào theo hướng này đều sẽ bị đáp trả tương xứng", Tꦓổng thống Nga Vladimir Putin trả lời các nhà báo tới từ những nước thuộc khối BRICS hôm 18/10.
Tổng thống Putin nói Nga không biết Ukraine🐎 hiện có đủ năng lực chế tạo vũ khí hạt nhân hay không, song cho rằng đây không phải việc khó khăn trong thời đại hiện nay. Dù vậy, ông nhấn mạnh Nga có thể theo dõi bất kỳ động thái nào của Ukraine nhằm tiến tới mục tiêu sở hữu vũ khí hạt nhân và Kiev sẽ "không thể che giấu" được điều này.
"Nga sẽ không cho phép việc đó xảy ra trong bất kỳ trường𓆏 hợp nào", ꧙ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.
Ông Putin bình luận về thông tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh EU ngày 17ꦅ/10, kể lại nội dung ông trao đổi với cựu tổng thống M💎ỹ Donald Trump hồi cuối tháng 9.
"Ai đã từ bỏ vũ khí hạt nhân? Tất cả? Không, chỉ Ukraine. Ai đang chiến đấu hôm nay? Ukraine", ông Zelensky nói với ông Trump. "Hoặc là chúng tôi sẽ có vũ khí hạt nhân để bảo vệ mình, hoặc là phải trở thàಞnh một phần của liên minh nào đó. Chúng tôi không biết có liên minh nào hiệu quả như vậy ngoài NATO".
"Chiến tranh 🐽không xảy ra ở các nước NATO và mọi người tại đó đều còn sống. Đó là lý do chúng tôi chọn NATO, không phải vũ khí hạt nhân", ông Zelensky nhấn mạnh.
Trong cuộc họp báo sau đó cùng ngày với Tổng thư ký NA𝐆TO Mark Rutte, Tổng thống Zelensky làm rõ tuyên bố trước đó, khẳng định Ukraine "không chế tạo vũ khí hạt nhân".
"Ý của tôi là hiện không có đảm bảo an ninh nào mạnh mẽ hơn cho Ukraine ng⛦oài tư cách thành viên NATO", ông cho biết.
Ukraine được thừa hưởng khoảng 1/3 kho vũ khí nguyên tử sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, giúp Kiev trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Dù vậy, Ukraine không nắm quyền kiểm soát hoạt động của 🉐kho vũ khí này, do Nga là bê𓄧n nắm các mật mã cần thiết để vận hành chúng. Kiev sau đó đã từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994.
Phạm Giang (Theo AFP, TASS, Kyiv Independent)