"Mỹ đไang tìm cách định dạng lại hệ thống tương tác giữa các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương th♓eo khuôn mẫu của họ", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị An ninh Quốc tế Moskva lần thứ 11 ngày 15/8.
Theo ông Putin, cái gọi là chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương 🌼của Mỹ "thực tế nhằm tạo ra các hiệp hội quân sự - chính trị do Washington kiểm soát". "Chúng tôi không loại trừ khả năng họ đang theo đuổi hợp nhất hoàn toàn NATO với khối AUKUS", ông chủ Điện Kremlin 🥀nói.
Tổng thống Putin còn cảnh báo "chủ nghĩa thực dân phương Tây kiểu mới" đang cản trở sự hình thành một thế giới đa cực bằng cách gây bất ổn và gia tăng căng thẳng tại một số khu vực. Ông cáo buộc các thành viên NATO tăng cường năng lực quốc phòng, muốn mở rộng đối đầu ra ngoài ꧙không gian và trong lĩnh vực thông tin, bằng cả biện quân sự và phi quân sự.
NATO thành lập năm 1949 với 12 thành viên, là khối an ninh thời Chiến tranh Lạnh với mục tiêu đối trọng Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, liên minh này không giải thể mà tiếp tục đ꧂à mở rộng về phía đông, không ngừng kết nạp thêm thành viên và tiến sát biên giới Nga. NATO hiện có 31 thành viên, với Phần Lan được kết nạp gần nhất hồi tháng 4.
AUKUS là liên minh giữa Mỹ, Anh và Australia được thành lập năm 2021. Anh và Mỹ sẽ cung cấp công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật để Australia chế tạo hạm đội 8 tàu ngầm hạt nhân. Nhà Trắng từng ám chỉ khối💦 này có thể được mở rộng trong tương lai để kết nối với😼 các đồng minh ở châu Âu và châu Á.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hồi t꧙háng 5 tuyên bố Moskva coi một số liên minh trong đó có AUKUS là không thân thiện bởi có liên quan tới NATO. Ông Medvedev chỉ ra rằng NATO đang bắt đầu tham gia vào các dự án riêng ở châu Á - Thái Bình Dương, trong khi mục tiêu chính thức được tuyên bố của NATO hoàn toàn khác.
T🌟ổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh cần tăng cường quan hệ với các đối tác ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Theo ông Stoltenberg, vấn đề an ninh hiện nay không còn mang tính khu vực, mà đã ảnh hưởng tới toàn cầu.
Như Tâm (Theo TASS, RT)