"Nguồn lực khổng�� lồ được bơm cho chính quyền Ukraine, các lô vũ khí phương Tây cung cấp như xe tăng, thiết giáp, pháo và rওocket, cũng như hàng nghìn lính đánh thuê cùng cố vấn nước ngoài đều không mang lại kết quả nào", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 21/7.
Tổng thống Putin nhận định phương Tây tỏ thái độ thất vọng rõ ràng, trong khꩲi "các cuộc tấn công liều chết khiến quân đội Ukraine chịu tổn thất to lớn lên đến hàng chục nghìn người". Ông Putin nói cả thế giới đang theo dõi "thiết bị quân sự được cho là bất khả xâm phạm của phương Tây đang cháy rụi ra sao".
Bình luận được ông Putin đưa ra trong bối cảnh Ukraine tung nhiều lữ đoàn do NATO huấn luyện với vũ khí phương Tây vào chiến dịch phản công bắt đầu từ đầu tháng 6. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar ngày 17/7 nói nước này đã giành lại hơn 210 km2 lãnh thổ sau khi bắt đầu ꦏchiến dịch ph🐈ản công.
Tổng thống Nga nhận định𓆉 dư luận tại châu Âu "đang thay đổi", khi người dân và cả đại diện của giới tinh hoa "thấy rằng nỗ lực ủng hộ dành cho Ukraine biến thành sự lãng phí tiền bạc và công sức", trong khi điều này lại "phục vụ chủ nghĩa bá quyền của thế lực bên ngoài, vốn hưởng lợi từ sự suy yếu của châu Âu" và "xung đột𒁃 kéo dài vô tận" liên quan Ukraine.
Ông Putin cũng cáo buộc lãnh đạo một số quốc gia Đông🥃 Âu "tìm cách trục lợi" từ khủng hoảng Ukraine. "Tôi🐭 không thể không bình luận về thông tin xuất hiện trên báo chí rằng họ có kế hoạch thành lập một số đơn vị Ba Lan - Litva - Ukraine. Đây là loại đơn vị quân đội chính quy với trang bị đầy đủ và được lên kế hoạch để hoạt động trên lãnh thổ Ukraine", ông Putin nói.
"Một trong các mục đích họ đưa ra là đảm bảo an ninh cho miền tây Ukraine hiện nay, nhưng trên thực tế là chiếm đóng các vùng lãnh thổ này về sau", Tổng thống Nga nói. Ông cũng cảnh báo nếu "lính đánh thuê" Ba Lan tiến vào Lviv hoặc những nơi khác của Ukraine, "họ sẽ ở lại đó mãi mãi".
Lữ đoàn Litva - Ba Lan - Ukraine (LITPOUKRBRIG) vốn được thành lập tháng 9/2014 trên cơ sở thỏa thuận giữa ba nước ký tháng 11/2009, nhằm 🔯hoạt động như một đơn vị quân sự tham gia các nhiệm vụ quốc tế dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Lữ đoàn này có quân số 4.500 người, trụ sở đặt tại thành phố Lublin của Ba Lan.
Truyền thông Nga và Belarus gần đây đưa tin LITPOUKRBRIG sẽ tham chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, tr𓆏uyền thông Ukraine nói rằng đây là tin giả, LITPOUKRBRIG không tham gia xung đột với Nga.
Ông Putin nhận định chính quyền Ukraine sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tự cứu bản thân và sẵn sàng kéo dài sự tồn tại của mình. "Họ không quan tâm đến người dân Ukraine, cũng như 🍸chủ quyền và lợi ích quốc gia", Tổng thống Putin nói.
"Đối với các lãnh đạo Ba Lan, có lẽ họ mong muốn thành lập liên minh nào đó dưới sự bảo trợ của NATO và can thiệp trực tiếp vào xung đột tại Ukraine để sau này xâu xé một miếng lớn cho mình. Điều này nhằm mục đích lấy lại miền tây Ukraine hiện nay, vốn là nơi họ coi là lãnh thổ lịch sử của mình. Ai cũng biết rằng họ còn mơಌ về những vùng đất của Belarus", ông Putin nhận định.
Tron❀g quá khứ, Ba Lan từng kiểm soát một số vùng lãnh thổ hiện thuộc Uk🧸raine. Miền tây Ukraine, bao gồm thành phố Lviv, đã được nhập vào Liên Xô hồi cuối Thế chiến II.
Đây không phải lần đầu tiên Moskva đưa ra 𝐆những cáo buộc như vậy về Ba Lan. Warsaw đã nhiều lần cáo buộc Nga tiến hành chiến dịch tung tin sai lệch chống lại nước này.
Tổng thống Putin cũng cảnh báo bất kỳ bên nào gây hấn với Belarus đồng nghĩa gây hấn với Nga và nước này sẽ đáp trả bằng ♊mọi phương tiện sẵn có.
Ủy ban An ninh của Ba Lan hôm 19/⛄7 điều chuyển các đơn vị quân đội đến miền đông nước này, sau khi các thành viên của tập đoàn quân sự Wagner đến Belarus. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm nay cho biết Đức và NATO sẵn sàng hỗ trợ Ba Lan bảo vệ sườn đông của liên minhꦦ.
Các nước phương Tây, trong đó dẫn đầu là Mỹ và Anh, chuyển lượng viện trợ quân sự lớn cho Ukraine sau khi chiến sự giữa nước này với Nga bùng phát. Trong số vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD này có xe tăng chủ lực như Leopard 2, thiết giáp, lựu pháo, pháo tự hành, tên lửa phòng ✃không, tên lửa chống tăng cùng hàng triệu viên đạn cho các loại vũ khí khác nhau.
Trong tuyên bố chung ngày 12/7, các nước G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Mỹ, Nhật Bản và Pháp đã đưa ra cam kết an ninh lâu dài với Ukraine. Họ khẳng định sẽ cung cấp vũ khí hiện đại, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho Ukraine, cũng như tiếp tục áp các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nhằm vào Nga. "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng Ukraine🔴 đến tận cùng", tuyên bố của G7 có đoạn.
Andriy Yermak, Chánh văn phòng𝐆 Tổng thống Ukraine, ngày 14/7 thừa nhận chiến dịch phản công của nước này không đạt tiến bộ nhanh chóng và các trận đánh rất khó khăn. Tuy nhiên, ông khẳng định các đồng minh phương Tây "không gây áp lực" buộc quân đội Ukraine phải tiến nhanh hơn.
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, Reuters)