Theo quyết định được công bố trên website của Điện Kremlin hôm 21/2, sắc lệnh này được Tổng thống Vladimir Putin thu hồi nhằm "đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga liên quan những thay đổi sâu sắc đang diễnꩵ ra trong quan hệ quốc tế".
Sắc lệnh được ban hành 11 năm trước, vạch ra chính sách đối ngoại của Nga trong việc giải quyết tương lai vùng ly khai Transnistria ở Moldova, 🌟giáp biên giới với Ukraine. Đây là thời kỳ Nga đang tìm cách củng cố quan hệ với Liên minh châu Âu và Mỹ.
Trong sắc lệnh, Nga cam kết tìm cách giải quyết vấn đề vùng ly khai Transnistria "dựa trên tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ꦉvà tình trạng trung lập của Cộng hòa Moldova".
Transnistria là vùn♓g đất đất hẹp nằm giữa sông Dniester và biên giới Moldova - Ukraine, có dân số hơn 500.000 người. Những người nói tiếng Nga ở Transnistria đã rời Moldova năm 1990, một năm trước khi Liên Xô tan rã, trong bối cảnh lo ngại rằng Moldova sẽ hợp nhất với Romania, quốc gia có chung ngôn ngữ và văn hóa.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Transnistria tuyên bố ly khai khỏi Moldova, châm ngòi cho cuộc xung đột quân sự vào tháng 3/1992 và kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7/1992. Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình với quân số không quá 1.🐬500 người tại Transnistria từ năm 1993.
Alexandru Flenchea, chủ tịch người Moldova của ủy ban kiểm soát hỗn hợp tại khu vực an ninh xung quanh Tran🐻snistria, cho biết việc hủy sắc lệnh không đồng nghĩa Tổng thống Nga từ bỏ khái niệm về chủ quyền của Moldova.
"Sắc lệnh là tài liệu chính sách, thực hiện chính sách đối ngoại của Nga", Flenchea nói với đài truyền hình Publika-TV. "Moldova và Nga đã nhất trí về sự tôn t👍rọng lẫn nhau đối với toàn vẹn lãnh thổ của hai quốc gia".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Moldova cho biết sẽ𓄧 "nghiên cứu kỹ lưỡng" sắc lệnh này để có biện pháp phản ứng phù hợp.
Moldova là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, được Tổng 🧸thống Maia Sandu lãnh đạo kể từ năm 2020 với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp bà Sandu ở Ba Lan hôm 21/2 để tái khẳng định sự ủng hộ với quốc gia này.
Quan hệ giữa Nga và Moldova bắ൩t đầu xấu đi từ năm 2021, khi nước này thúc đẩy nỗ lực gia nhập EU. Mối quan hệ song phương xấu thêm từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2/2022.
Điện Kremlin nói rằng mối quan hệ của 🧜Nga ♏với Moldova hiện nay rất căng thẳng, cáo buộc Moldova theo đuổi chương trình nghị sự chống Nga.
Tổng thống Moldova đầu tháng này cáo buộc Nga muốn kích động bạo lực tại Moldova để lật đổ chính quyền của bà, thay thế bằng nhóm cầm quyền thân Moskva. Nga bác bỏ cáo buộc, gọi đây là "những thông tin hoàn toàn vô că꧟n cứ".
Huyền Lê (Theo Reuters)