"Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội", Chủ tịch 🌟Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương hôm 27/4, khi kêu gọi thúc đẩy đầu tư công.
Tại hội nghị, Ủ🔯y ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc đánh giá "cơ sở hạ tầng vẫn chưa tương thích với n🐷hu cầu phát triển và an ninh quốc gia". Các lãnh đạo Trung Quốc xác định cần thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng trong một số lĩnh vực như giao thông và năng lượng, trong đó có xây dựng cảng biển và sân bay.
Tuyên bố được ông Tập đưa ra trong bối 𓆏cảnh nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Các đợt phong tỏa gần đây ở Thượng Hải, Thâm Quyến cũng như vựa ngũ cốc Cát Lâm đã làm ách tắc chuỗi cung ứng và mạng lưới vận tải🅺 Trung Quốc.
Cổ phiếu của các công ty xây dựng hôm 27/4 tăng vọt sau phát biểu của ông Tập. Chỉ số sà🌱n giao dịch chứng khoán Thượng Hải tăng hơn 2%, dù các nhà đầu tư vẫn lo ngại về đợt bùng dịch ở thành phố này.
Tuy nhiên, nỗ lực "dốc toàn lực" xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc làm dấy lên e ngại về nợ công. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh đã tung ra gói kích thích trị giá hàng trăm tỷ USD, trong đó đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án trong 🌞số đó gây khoản nợ lớn cho chính quyền các địa phương và doanh nghiệp nhà nước.
"Các sáng kiến tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng thường là công cụ chính sách trực tiếp để nâng chi tiêu công", Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công ty𒈔 nghiên cứu S&P Global Market Intelligence, nói.
Tuy nhiên, Ting Lu, nhà kinh tế trưởng phụ trách mảng Trung Quốc của công ty tài chính Nhật Bản Nomura, cảnh báo cơ sở hạ tầng "không ph𝔍ải là giải pháp nhanh chóng" cho vấ🔯n đề.
"Các lệnh phong tỏa khiến nhiệm vụ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng càng khó khăn hơn d𝓰o lệnh cấm đi lại và thiếu nhân công trong khu vực bị ảnh hưởng", Ting Lu nhận xét.
Hồng Hạnh (Theo AFP)