National Post dẫn nguồn giấu tên hôm nay cho biết, quân đội Trung Quốc sẽ được sắp xếp lại nhằm đặt cả lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lượඣc dưới một cơ quan chỉ huy duy nhất. Các nguồn tin yêu cầu không tiết lộ danh tính vì kế hoạch này hiện vẫn chưa được công bố. Mục đích của kế hoạch này là giảm bớt số lượng sĩ quan c✃hỉ huy và các lực lượng lục quân truyền thống, nâng cao vai trò của hải quân và không quân, nhằm huy động lực lượng tốt hơn trong môi trường tác chiến hiện đại.
Thay đổi cấu trúc chỉ huy
Một trong những nguồn tin này còn khẳng định rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ rút gọn từ 7 quân khu như hiện nay xuống còn 4 quân khu. Ông Tập được cho là sẽ tiết lộ kế hoạch trên trong dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 ℱnăm kết thúc Thế Chiến II ở châu Á. Với kế hoạch này, quân đội Trung Quốc sẽ được tập hợp thành một lực lượng đáp ứng yêu cầu của ông Tập, đó là "có khả năng chiến đấu và giành chiến thắng ಌtrong chiến tranh hiện đại".
Ngoài ra, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Vũ khí sẽ được hợp nhất thành một cơ quan. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng sẽ thiên nhiều hơn về các vấn đề quản lý hành chính và đối ngoại, 🉐trong khi số lượng quân nhân chuyên nghiệp và các cơ quan, đơn vị không tham gia tác chiến sẽ được giảm bớt.
"Ông Tập chủ yếu thực hiện chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội để tạo nên quyền chỉ huy tối cao đối với lực lượng vũ trang, để kế hoạch t﷽ái cấu trúc quân đội của ôꦬng có thể được tiến hành thuận lợi sau khi công bố", ông Yue Gang, một đại tá về hưu thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhận định. "Hiện quyền lực của ông đối với quân đội đã đủ vững chắc để ông thể hiện tầm nhìn của mình nhằm thay đổi quân đội và đưa nó vào con đường đua tranh với Mỹ".
Kế hoạch trên của ông Tập là sự cụ thể hóa một nghị quyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc về hệ thống chỉ huy liên quân được ban hành vào tháng 11/2013. Hệ thống mới – gồm một bộ chỉ huy liên quân cấp khu vực và cấp quốc gia – sẽ thay thế cho cấu trúc chỉ huy theo quân khu như hiện ♌nay. Hệ thống này được coi là cần thiết để cải thiện khả năng thông tin liên lạc và hiệp đồng giữa các lực lượng hiện đại thuộc nhiều quân binh chủng khác nhau. Sự thay đổi lớn về bộ máy tổ chức này sẽ giúp Tr🎀ung Quốc chuyển từ lực lượng quân đội chủ yếu dựa vào lục quân sang một đội quân có thể tác chiến xa bờ biển.
Khắc phục điểm yếu
PLA đã bắt đầu tập🤡 dượt việc áp dụng hệ thống chỉ huy liên quân mới trong một loạt các cuộc tập trận bắt đầu từ tháng trước. Theo một báo cáo được công bố năm 2013, lục quân Trung Quốc hiện nay vẫn là lực lượng chiếm đa số trong🔯 quân đội với 850.000 quân, trong khi hải quân có 235.000 quân, còn không quân có 398.000 quân.
Ông Phillip Saunders, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quân đội Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ ở Washington, cho rằng khó khăn trong việc phối hợp nhiều lực lượng khác nhau là một trong nh✨ững điểm yếu tác chiến lớn nhất hiện nay của PLA.
"Việc thành lập hệ thống chỉ huy liên quân và các cơ chế kiểm soát sẽ khắc phục được nhược điểm này. Tuy nhiên𒁃, quân đội Mỹ đã phải mất nhiều năm mới học được cách trao đổi, phối hợp giữa các quân binh chủng và tiến hành các chi𓆏ến dịch liên quân thực sự. Tôi cho rằng PLA sẽ mất nhiều thời gian hơn thế", ông Saunders nhận định.
Kế hoạch áp dụng mô hình chỉ huy kiểu Mỹ này được hình thành trong giai đoạn Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình ✅trên biển và cạnh tranh ngày càng gay gắt với Mỹ trên nhiều lĩnh vực.
Cuộc cải tổ lớn gần đây nhất của PLA diễn ra dưới thời ông Đặng Tiểu Bình vào năm 1985, khi quân đội nước này giảm bớt số quân khu từ 11 xuống còn 7 và cho xuất ngũ khoảng một triệu binh sĩ. Trong một bản báo cáo thường niên trước Quốc hội Mỹ hồi tháng năm, Lầu Năm Góc đánh giá rằng cuộc cải tổ lần này "là thay đổi lớn nhất trong hệ thống chỉ huy của PLA kể từ năm 194🔯9".
Trí Dũng