Ông Trần Văn Khánh. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Từ 3 năm trước, TAND Tối cao tuyên giao Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp tiếp nhận toàn bộ tài sản của Công ty Tiếp thị Nông nghiệp do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc. Khoản tiền tham ô hơn 100 tỷ đồng mà bà giám đốc sài sang Lã Thị Kim Oanh và cấp dưới phải bồi thường cho nhà nước, 🗹cũng được giao cho Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp thụ hưởng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Thiên Long, thành viên Ban kiểm soát của Tổng công ty, nhiều tài sản trong vụ Lã Thị Kim Oanh suốt những năm qua đã bị Tổng giám đốc Trần Văn Khánh "vung tay" gần như biếu không cho nhiều người, hoặc để ngoài sổ𒈔 sách kế toán...
Điển hình là khách sạn 120 Quán Thánh, Hà Nội. Đây là tòa nhà 11 tầng, nằm ngay trên con phố trung tâm, 2 mặt đường, trang thiết bị hiện đại tương đương 3 sao. Theo biên bản xác định 🔜giá trị tài sản của Hội đồng định giá chuyển nhượng tài sản của Tổng công ty vào tháng 10/2003 (thời điểm vụ án Lã Thị Kim Oanh sắp xét xử), khách sạn có giá trị hơn 5🏅0 tỷ đồng.
Theo ông Long, sau khi bỏ ra gần 2 tỷ đồng nâng cấp, tháng 12/2004, khi khách sạn với diện tích xây dựng gần 3.500 m2ღ này được đem cho một doanh nghiệp thuê giá 50 triệu đồng. Trong khi đó tại con số sầm uất như Quán Thánh, việc thuê một cửa tiệm nhỏ cũng mất chi phí gần bằng số tiền trên.
Tiền cho thuê cả khách sạn 11 tầng cũng chỉ bằng số tiền mà Bộ Tài chính kết luận Tổng giám đốc Khánh đã "chơi ngông" bỏ ra để thuê chiếc Mercedes S500 trị giá hàng tỷ đồng nhằm đi lại cho sang. Việc thuê xe xịn, đi xe không đúng tiêu chu🧸ẩn của ông Khánh đã khiến Nhà nước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Ông Long cho biết, nhiều cán bộ trong công ty phản đối hành động bất thường khi cho thuê khách sạn của Tổng giám đốc Khánh. Do vậy, tháng 8/2006, tiền thuê được ông Khánh điều chỉnh lên khoảng 300 triệu đồng. Tại quyết toán tài chính năm 2004, Tổng công ty xác định, giá trị khách sạn giảm từ 50 tỷ xuống còn hơn 35🎃 tỷ đồng. 3 năm sau (tháng 6/2007), đơn vị này định giá khách sạn chỉ còn 25 tỷ đồng.
Theo cán bộ của Ban kiểm soát Lê Thiên Long, hành vi định giá t💫hấp tài sản là nไhằm "ăn cắp vốn" của nhà nước khi doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cổ phần hóa.
Cùng với khách sạn 120 Quán Thánh, tài sản mà Tổng công ty tiếp nhận từ vụ Lã Thị Kim Oanh còn có ngôi nhà 79 Hàng Bồ, nhà 164 Trần Quang Khải; dự án 76 căn hộ đường Hoàng Quốc Việt; khu nhà 161 Sơn Tây, khu nhà B5 và B6 xã Cổ Nhuế... Ông Long cho biết, khi nhận bàn giao, nhiều tài sản chỉ ghi tên, không ghi giá trị. Việc này là trái quy định, tạo điều kiện cho ông Khánh và những người liên quan trục lợi cá nhân. Hiện một số kh⛦u nhà trong số này đã bị "gạt" ra ngoài hệ thống sổ sách, không có tên tại danh sách những bất động sản do Tổng công ty quản lý.
Khi thực hiện lệnh bắt, khởi tố ông Khánh về hành vi cố ý làm trái quཧy định nhà nước về quản lý kinh tế, cơ quan điều tra đã nghi ngờ, sai phạm trong quản lý tài sản tại Tổng công ty là rất lớn. Dấu hiệu cố ý làm trái cũng chỉ là tội danh ban đầu áp dụng với vị tổng giám đốc này. Tới đây, nhiều góc khuất khác trong vụ tiêu cực tại Tổng công ty sẽ được cơ quan chức năng làm rõ.
Trong 15 năm làm sếp tại Hải Phòng rồi lên Hà Nội làm Tổng 🐼giám đốc, ông Trần Văn🐠 Khánh từng bị tố cáo, khiếu nại 20 lần.
Hoàng Khuê