Gần 7h ngày 24/7, ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân h🥀àng Xây dựng - VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh💮) được đưa đến TAND TP HCM trong chiếc sơ mi tối màu, trông già đi nhiều so với phiên xử trước.
Ông T🦂rầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng Sacombank) cũng xuất hiện với mái tóc bạc, vẻ hốc hác, tiều tụy nhưng cười khá tươi khi thấy người thân lại gần.
Ngoài Lê Văn Tuấn (56 tuổi, nguyên Giám đốc công ty Tuấn Văn) có đơn xin vắng mặt, còn 43 người cùng bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999, khung hình phạt 10-20 năm tù. Trong phạm vi vụ án này, họ bị cáo buộc gây thất ⭕thoát cho VNCB hơn 6.100 tỷ đồng.
Phiên xử do thẩm phán Phạm Lương Toản ✱(Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa. An ninh phiên tòa không còn siết chặt như lần xử hồi tháng 1, luật sư, người liên quan... dễ dàng ra vào phòng xử.
Có 70 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Để phục vụ cho công tác xét xử, tòa triệu tập 235 cá nhân và đơn vị với tư cách có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.
Trong đó có một số đại gia và lãnh đạo các ngân hàng như: ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), bà Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CBBank)… Tuy nhiên, ngoài ông Trần Ánh Sáng (nguyên phó Tổ𒊎ng giám đốc của BIDV), nhiều người không xuất hiện.
Riêng ông Trần Bắc Hà có đơn xin෴ vắng mặt vì đang chữa bệnh tại Singapore. Theo hồ sơ chủ tọa thông báo, ông Hà bị bệnh uꩵng thư nặng, nhập cảnh Singapore hôm 15/7 để phẫu thuật gan 4 ngày sau đó. Các giấy tờ đã được hợp pháp hoá lãnh sự tại Singapore. Việc này diễn ra tương tự lần trước, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cũng nhập viện ở nước ngoài, một ngày trước khi phiên xử khai mạc, và ông là người giữ vai trò đại diện ꦗVKS nhiều lần đề nghị "triệu tập bằng được đến tòa".
Hơn 8h, do sức k🍸hỏe yếu, ông Danh và Trầm Bê được lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt. Việc này đã được TAND TP HCM chuẩn bị khá cẩn thận từ lần trước, vì phiên xử sẽ diễn ra suốt nhiều ngày, thậm chí cả cuối tuần.
Phiên tòa lần này dự kiến kéo dài đến ngày 15/8.
3 ngân hàng giúp Phạm Công Danh gây thiệt hại
Theo cáo buộc, quá trình điều hành VNCB (2013-2014), ông Danh cần tiền trả nợ trước đó, tiền duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, tăng vốn điều lệ… nhưng💛 không thể trực tiếp lấy từ ngân hàng mình làm chủ. Ông này chỉ đạo Phan Thành Mai (Tổng giám✱ đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank.
Do các công ty của ông Danh k🥂hông thể trả nợ, 3 nhà băng đã thu hồi tiền cho vay từ tiền gửi của VNCB nên không thiệt hại. Nhưng việc này 🌄đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.
Trong đó, ông Bê cùng cấp dưới Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) được xác định là đã giúp sức cho ông Danh rút trái phép hơn 1.800 tỷ đồng của🌊 VNCB. Phía BIDV giúp sức ông Danh gây thiệt hại cho VNCB 2.550 tỷ đồng, số còn lại từ TPBank.
Hồi tháng 1, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử. Sau một tháng, tòa tuyên trả hồ sơ điều tra làm rõ 6 vấn đề liên quan. 🎀Tuy nhiên, đến ngày 20/6, VKSND Tối cao bổ sung tài liệu và khẳng định "kết quả điều tra bổ sung không làm phát sinh, thay đổi nội dung vụ án" đã nêu tại cáo trạng năm 2017.
Trong gi🦩ai đoạn một của vụ án, ông Danh và đồng phạm đã bị xét xử và tuyên phạt án tù chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Làm giả con dấ🎀u tài liệu của cơ quan tổ chức. Tòa cũng bu💃ộc ông Danh và những ngườ🎐i liên quan phải trả lại số tiền 9.000 tỷ đồng gây thiệt hại cho VNCB. |
Kỳ Hoa