Thứ bảy, 12/10/2019, 10:00 (GMT+7)

Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát kỷ niệm 25 năm thành lập vào năm nay. Bên cạnh những mục tiêu kinh doanh như doanh thu 3 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, ông Trần Quí🎃 Thanh - Tổng giám đốc Tân Hiệඣp Phát còn mong muốn tập đoàn không chỉ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận mà còn phải trường tồn, phát triển bền vững trong ít nhất 100 năm.

Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát chia sẻ với VnExpress về khát vọng trăm năm của mình.

- Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng Tân Hiệp Phát vọng tưởng khi mới hoạt động 25 năm mà đã suy tính đến chuyện trăm năm?

- Khi nói về khát vọng, chúng tôi nói về mong muốn trong tương lai. 25 năm trước, khi chúng tôi bắt đầu vào ngành nước giải khát, hai vợ chồng tôi muốn đưa công ty trở thành hàng đầu Việt Nam, sau đó là hàng đầu châu Á. Mọi người cũng nghĩ tôi như thế là vọng tưởng. Vì bấy giờ tôi không có gì cả, từ thương hiệu, sản ph🍌ẩm, dây chuyền, rồi hệ thống quản trị.

Tuy nhiên với mục tiêu đó, chúng tôi đã đầu tư, dốc sức, chuẩn bị mọi thứ để khát vọng thành hiện thực. Với nỗ lực không ngừng, trên tinh thần hôm nay hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai và tinh thần không gì là không thể, ước mơ đó đã phần nào thành hình. Giờ đây, chúng tôi tiếp tục có khát vọng mới. Đó là Tân Hiệp Phát không chỉ tồn tại trong thế hệ của người sáng lập mà phải tồn tại nhiều thế hệ kế tiếp, tồn tại hàng trăm năm.

- Những nguyện vọng của ông khi đã dẫn đầu một tập đoàn lớn khác như thế nào so với ông của ngày xưa, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng?

- Giờ phút này, bảo rằng Tân Hiệp Phát muốn đặt tầm nhìn trăm năm thì ✃dễ hơn nhiều so với những ngày đầu tiên khi chúng tôi không có gì trong tay, khi hai vợ chồng về ở với nhau với hai đôi đũa, hai cái chén và bộ ván. Từ thương hiệu, đội ngũ, vốn liếng, dây chuyền thiết bị đến hệ thống quản trị... tất cả đều phải xây dựng từ đầu. Giai đoạn đó vô cùng vất vả.

Nhưng t🍒ôi nghĩ rằng, điều nguy hiểm nhất là không biết vì sao chúng ta tồn tại. Chúng ta phải có mục đích và trong đó, tôi nghĩ mục đích lớn của đời người là đóng góp được gì cho xã hội chúng ta đang sống. Muốn được♔ mọi người công nhận thì phải làm gì có giá trị cho người khác. Khi còn nhỏ, tôi đóng góp trong phạm vi cá nhân, để có lý do cho sự tồn tại của mình. Khi lớn lên, lập công ty, rồi công ty ngày càng quy mô, bấy giờ mục đích của tôi vượt ra khỏi giới hạn của việc cần một sự công nhận của xã hội. Tôi muốn cống hiến cho cuộc đời thông qua những gì tôi làm ở Tân Hiệp Phát.

- Cụ thể đến thời điểm nào ông xác định tập đoàn cần phải vươn ra biển lớn, chinh phục những mục tiêu lớn?

- Chúng tôi không muốn làm việc lớn mà chúng tôi muốn làm việc cụ thể. Những kế hoạch tôi đặt ra đều rất rõ ràng, chi tiết, từng giai đoạn một. Ngày trước chúng tôi từng bước xây dây chuyền, mở nhà máy, x﷽ây dựng hệ thống, bộ máy vận hành. Ngày nay chúng tôi tập trung đào tạo đội ngũ những người kế thừa và chuẩn hóa hệ thống vận hành, cứ theo đó mà tiến lên. Vấn đề là thời gian. Nếu có nhiều nhân tài thì chúng tôi sẽ lớn mạnh nhanh hơn, không thì chậm hơn. Chúng ta còn bước, còn đi, không bỏ cuộc thì mục tiêu nào cũng đạt.

- Theo ông yếu tố nào sẽ gìn giữ cơ nghiệp trường tồn trăm năm?

- Doanh nghiệp muốn trường tồn trăm năm, quan trọng nhất phải tập trung phát triển đội ngũ đủ năng lực điều hành. Đồng thời phải x♔ây dựng lực lượng kế thừa để tiếp tục hoài bão của người sáng lập. Chúng tôi tạo ra một bộ giá trị cốt lõi cho hành vi ứng xử trong nội bộ, giúp duy t🀅rì sự phát triển của công ty.

- Đó là những giá trị gì thưa ông?

- Quan trọng nhất là phải chính trực, thứ n𓂃hì là tinh thần không gì không thể và thứ ba - phải tập trung vào lợi ích khách hàng. Làm gì cũng phải hỏi trước tiên điều này có đúng đắn không, có mang lại lợi ích cho khách hàng hay không. Chúng tôi vẫn dựa vào nhữn💫g giá trị cốt lõi để giữ mọi người gần nhau. Không ai sinh ra đã giỏi liền. Tất cả những việc chúng ta làm, năng lực của chúng ta, đều cần qua đào tạo.

- Ông nghĩ gì về hai cô con gái, thế hệ kế thừa của mình?

- Tôi rất tự hào về hai cô con gái Uyên Phương♔ và Ngọc Bích. Tôi đã từng bước chuyển giao cho thế hệ trẻ, 🌸dần dần rút về vị trí tham mưu, đào tạo, chỉ tham dự những hoạt động mang tính chiến lược.

Ông Trần Quí Thanh và bà Trần Uyên Phương.

- Vậy ông chuẩn bị chuyển giao cho thế hệ kế thừa như thế nào?

- Điều quan trọng nhất giữa tôi và cộng sự, những người kế thừa là chúng ta có đồng ý với nhau về bộ giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát hay không. Nếu không chấp nhận thì rất khó kế thừa. Những việc còn lại, về cách làm, về phương pháp... không cần thiết phải làm theo đúng cách của tôi. Tre già thì măng mọc, thế hệ sau đứng trên vai người khổng♊ lồ thì tư duy rộng hơn, có nhiều thời gian học tập hơn, làm việc có người dẫn dắt nên sẽ đi đúng hướng hơn. Hy vọng thế hệ 🎶sau sẽ dẫn dắt Tân Hiệp Phát đi nhanh hơn.

- Để suy tính cho sự phát triển hàng trăm năm, hẳn ông đã tính đến việc sẵn sàng tâm lý đương đầu với khó khăn, thách thức trong tương lai?

- Tân Hiệp Phát đã đi chặng đường 25 năm, thời gian vừa đủ để tôi gọi là khởi đầu cho một hoài bão trăm năm. Suốt thời gian đó tôi đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi thấy bình thường. Mình tự an ủi: chấp nhận ra biển lớn phải có sóng lớn. Muốn không có sóng lớn thì chỉ c⛄ần vào sông rạch, ai biểu ra biển làm chi. Ra biển mà không có bão mới lạ. Từ những trở n🐠gại, chúng ta tìm ra cách thức vượt bão, đó mới là cái thú vị. Tôi cho đó là hương vị của hoạt động kinh doanh. Mỗi lần chúng ta vượt bão được và còn tồn tại, thì đã trưởng thành.

Tôi hay nói với đội ngũ và bản thân, mỗi khi gặp khó khăn chúng ta đừng sợ hãi mà phải trực diện nhìn thẳng vấn đề và tìm giải pháp. Mọi sự sợ hãi chỉ khiến ta mất sức mạnh chứ chả có lợi gì cả. Còn nước là còn tát, cho đến giọt nước cuối cùng. Còn nước là còn cơ hội, dù là 1% cũng phải khai thác. Cho tới khi ta thấy không còn cơ hội nữa, kết luận rồi, đóng lại rồi, thì thôi đừng lo lắng về nó nữa. Chúng ta rút kinh nghiệm để không tái diễn lần sau. Chúng ta chỉ ân hận khi còn𓂃 nguồn lực, còn cơ hội mà không giải quyết tới nơi tới chốn. Còn nếu làm hết sức mình rồi thì không có gì nuối tiếc.

- Cảm xúc của ông thế nào khi nghĩ về khát vọng trăm năm của doanh nghiệp, trong khi đời người có hạn?

- Tôi chẳng có cảm xúc gì cả. Mình đã chấp nhận con người ta chỉ sống được vậy thôi. Nhưng người ta có thể có hoài bão lớn hơn tuổi đời của mình. Cho nên để thực hiện hoài bão đó, với một tuổi đời mà thượng đế đã an bài, cần có lực lượng kế thừa, để cùng nhau chơi một trò chơi chạyജ đua tiếp sức, sẵn sàng truyền gậy cho người kế tiếp và mong đợi họ giỏi hơn mình.

Tôi chỉ buồn một điều là mình không còn nhiều thời gian để đóng góp. Tôi ngấu nghiến tất cả thời gian còn lại để làm cái gì tốt nhất cho tổ chức, cho xã hội. Thậm chí tôi khuyến khích nhân viên khai thác tất cả thời gian của lãnh đạo, cạn kiệt cũng không sao, để làm việc cho hiệu quả. Vì đam mê, tôi không thấy sức khỏe giảm tí nào, vẫn làm việc mỗi ngày 16💖 tiếng, thậm chí 17-18 tiếng. Mình chả thấy tí nào gọi là làm việc, tất cả chỉ là một cuộc chơi.

- Vì sao lại là một cuộc chơi thưa ông?

- Tất cả những cái người ta gọi là chơi mꦚà không thú vị thì là làm. Tất cả những việc người khác gọi là làm, mà ta thấy thú vị, thì đó là chơi. Với tôi, tôi đang tham gia vào cuộc chơi đóng góp cho xã hội, tạo sự ảnh hưởng, tạo ra lợi ích cho hàng trăm, hàng nghìn người. ꦅĐó là cuộc chơi lớn, có giá trị.

Có nhiều người làm ra rất nhiều tiền như Bill Gate nhưng cuối cùng họ lại dùng lượng lớn tiền làm từ thiện, cho lại xã hội. Rõ ràng làm việc với🍨 họ là mộ🌟t trò chơi. Họ không đo thành công bằng đồng tiền kiếm được.

Với tôi, một cuộc chơi thú vị vì có ꧑cay đắng ngọt bùi. Giống như khi ăn cơm, vì sao ta cứ thích ăn ớt chi cho cay? Đâu phải cứ ăn đường là tốt. Phải có vị đắng của khổ qua, vị cay của ớt, vị ngọt của đường, thêm chút bùi bùi, hòa trộn vào tạo hương vị cho một bữa ăn. Cuộc đời cũng cần hương vị vậy.

- Sức khỏe của ông thì sao?

- Tôi không nghĩ tôi phải sống dài đâu, mà phải sống có ý nghĩa. Cho tới khi mình không còn làm được gì nữa thì sống tiếp làm chi. Khi thượng đế cho phép mình được sống, còn sức khỏe 🐓thì mình còn làm việc, như một cách trả ơn.

Cái làm tôi hài lòng nhất là mình được tham gia một cuộc chơi thú vị, đóng góp cho thành𒁏 tích của tổ chức. Có lúc vui lúc buồn, lúc thu❀ận lợi lúc khó khăn, nhưng không bao giờ bỏ cuộc.

Bây giờ cái gì dụng sức nhiều thì phải sử dụng sức của mọi người, 🎃cái gì đòi hỏi trí tuệ, định hướng, dẫn dắt, suy nghĩ thì tôi vẫn làm việc bình thường, kể cả trong giấc ngủ. Nhiều khi có một việc nghĩ hoài giải quyết chưa ra, sáng giật mình thức dậy là tôi có giải pháp. Tôi nghĩ mình đã xử lý bài toán đó trong vô thức, kể cả khi mình ngủ.

- Cái gì là quan trọng nhất với ông bây giờ?

- Điều quan trọng nhất với tôi là hôm nay tôi có làm được gì mới không, c𓂃ải tiến được gì không. Trên tinh thần không gì là không thể, tôi luôn đón nhận những tư duy mới, mục tiêu mới, lớn hơn. Song song đó, giai đoạn hiện tại tôi tập trung xây d🌞ựng đội ngũ, lực lượng kế thừa, để tiếp nối hoài bão của mình, vì tôi biết tôi không thể nào tồn tại suốt tuổi đời của doanh nghiệp.

- Ông đã nghĩ đến chuyện hoàn toàn nhường cuộc chơi tiếp sức này cho người kế nhiệm hay chưa?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Cái gì ủy nhiệm được thì ủy nhiệm, rảnh ra thì tôi sẽ làm chuyện khác. Lúc nào tôi cũng bày việc ra để làm. Tuổi 66 của tôi chỉ mới tương đối gọi là đã trải nghiệm đủ♚ trong đời người. Đây mới là lúc con người phát huy tác dụng. Nếu lúc này mà tôi lại chọn vui thú điền viên, để n💞hững người không có nhiều kinh nghiệm tiếp nối, như thế thì chưa hiệu quả. Đây mới là lúc tôi làm việc hăng say nhất. Có người 90 tuổi vẫn đắc cử tổng thống, lý do gì tôi mới lúc này đã muốn bỏ đi chơi? Tôi coi làm việc là một loại trách nhiệm, trách nhiệm với cuộc đời.

- Vậy hình dung của ông về một Tân Hiệp Phát 100 trăm năm sau sẽ như thế nào?

- Nhắc⛎ đến Toyota, mọi người ngay lập tức nghĩ đến Nhật 🌌Bản. Tôi mong muốn rằng khi cái tên THP được nhắc đến trong tương lai, người ta cũng sẽ tự động nghĩ đến Việt Nam.

Ông Trần Quý Thanh
 
 

Nội dung: Nam Anh - Thiết kế: Thái Hưng
Ảnh: Thành Nguyễn - Video: Hoàng Thanh