Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt trong vòng vây của báo giới. Ảnh: P.H. |
- Thời gian qua, người dân bức xúc khi thấy nhiều vụ việc sai phạm đã rõ ràng nhưng không thấy các lãnh đạo ngành bị xử lý. Từng là người đứng đầu Chính phủ, ông nghĩ sao về trách nhiệm người lãnh đạo?
- Các nước xung quanh có rất nhiều tiền lệ: Một thiệt hại đối với dân 🍸như cầu sập thì Bộ trưởng bị cách chức. Còn ở mình, đúng là hệ thống quản lý nhà nước chưa nghiêm đối với những người có trách nhiệm.
Nghe trên phương tiện thông t🌞in đại chúng về tình hình tai nạn giao thông tôi rất bức xúc. Hằng ngày, số người chết bởi tai nạn giao thông không hề kém số người chết vì chiến tranh. Từ trước đến nay, khi xảy ra tai nạn, chúng ta hay nói là do lỗi của người dân, gần như không cℱó ngành nào nhận trách nhiệm là có sai sót.
- Theo ông, việc xử lý trách nhiệm từ trước đến giờ như thế nào?
- Tôi thấy xưa nay xử lý trách nhiệm quá nhẹ. Có thể nói là không nghiêm. Vụ tương đối nghiêm mà tôi thấy là vụ án Lã Thị Kim Oanh. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ phải ra toà (với tư cách nhân chứng)ꦗ, một số thứ trưởng cũng vậy (2 nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn bị truy tố trước toà). Nhưng như t🌸hế theo tôi chưa đủ, cần phải làm rõ vụ việc đó xảy ra vào thời Bộ trưởng nào. Mình phải dứt khoát vấn đề này. Không thể cứ làm rồi sau đó hạ cánh an toàn.
- Vậy việc xử lý trách nhiệm lãnh đạo các bộ, ngành nên như thế nào thì thoả đáng, thưa ông?
- Việc xử lý trách nhiệm lãnh đạo đến đâu, đến mức nào còn tuỳ thuộc vào độ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu để tham nhũng kéo dài, người đứng đầu không có đủ khả năng quản lý, nên nghỉ. Còn chuyện xem xét trong mối quan hệ vớꦓi cán bộ sai phạm đến chừng nào, xử lý lãnh đạo đến mức đó. Trong một ngành nào đó, như vụ dầu khí vừa qua, trách nhiệm người đứng đầu ngành thế nào? Anh bao che đã là sai nhưng anh buông xuôi để ở dưới làm bậy cũng không được.
Trong bài viế🌌t của tôi mới đây, đã đề cập đến 2 vấn đề. Thứ 🦄nhất là xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và thứ hai là kỷ luật Đảng.
Thủ tướng Phan Văn Khải: Ngành nào, địa phương nào chấp hành luật không nghiêm túc, tệ nhũng nhiễu và lãng phí không giảm thì Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước HĐND. Điều rất đáng quan tâm hiện nay là ngay tại các cơ quan có chức năng quan trọng thực thi pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng cũng xảy ra không ít vi phạm như sách nhiễu nhân dân, nhận hối lộ... Những hành vi đó dù ở mức nào cũng đều mang tính chất nghiêm trọng, tạo c🐻hỗ dựa cho tham nhũng, làm mất lòng tin của nhân dâ🌳n. Từ 2006 trở đi, Báo cáo hằng năm của Chính phủ trình Quốc hội sẽ có phần đánh giá chính thức về tình hình công tác chống tham nhũng, lãng phí củ𝄹a các Bộ và địa phương. (Trích Báo cáo của Thủ tướng tại kỳ họp thứ 8) |
- Dân là tai mắt của Đảng, nhà nước, tại sao chúng ta không phát động phong trào và tạo cơ chế để toàn dân chống tham nhũng?
- Để giải quyết có 2 vấn đề: Thứ nhất phải phát huy hết mức hệ thống chính trị để giám sát. Thứ hai phải làm nghiêm, nếu tổ chức chính trị làm ngơ thì mặc nhiên trở thành áo giáp bao che cho cán bộ xấu. Theo như tôi được biết, sau khi vụ việc được xử lý, gần như chưa có các tổ chức Đảng, đoàn thể ngang cấp nào bị xử lý trách nhiệm đủ nghiêm.
- Trong các cuộc lấy ý kiến cho Luật Phòng, chống tham nhũng nhiều người cho rằng cần thành lập một Ủy ban Quốc gia về chống tham nhũng chứ không phải một Ban Chỉ đạo mang tính chất kiêm nhiệm. Ông nghĩ sao?
- Trước hết, phải đặt vấn đề cơ cấu ủy ban đó thế nào? Nhiều ủy ban rất to nhưng là cái “thùng rỗng”, không có thực quyền. Cũng như cái gọi là Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, người đứng đầu lại chính là Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Chẳng hạn, khi xảy ra vụ đổ tàu E1, Bộ trưởng đi vào để kiểm tra và an ủi người dân thì không lấy danh nghĩa Bộ trưởng mà lấy danh Chủ tịch ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Đó là chỗ tránh né rất tốt cho Bộ trưởng.
- Khi ông còn làm Thủ tướng, cũng đã từng có một Ban chống tham nhũng. Trong điều kiện hiện nay, việc thành lập một Ủy ban Giám sát chống tham nhũng cần lưu ý vấn đề gì?
- Quan điểm của tôi là Ủy ban chống tham nhũng không thể làm thay các bộ, ban, ngành. Người đứng đầu Chính phủ, bộ ngành phải chịu trách nhiệm về các vấn đề mình quản lý. Đã làm thì phải đương đầu với tiêu cực, tham nhũng trong ngành mình. Tránh tình trạng các bộ, ngành không làm gì cả. Khi xảy ra tham nhũng thì trách nhiệm lại thuộc về Ủy ban phòng chống tham nhũng.
Việt Anh ghi