Phát biểu tại hội nghị báo chí toàn quốc ngày 31/12, Trưởng🎉 ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói trong thành công của năm 2020, năm mà Việt Nam được nói đến như "hình mẫu" về cách thức kiểm soát, phòng chống Covid-19 ♈và được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới tăng trưởng GDP cao nhất, "có vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó báo chí là lực lượng tiên phong, đi đầu".
Theo ông,ꦇ nhìn lại 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XII, "chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng đã có một bước chuyển căn bản vững chắc trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; có một tiến bộ rõ nét trong nhận thức, trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của báo chí"𝕴.
Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền các sự k🌺iện chính trị, sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các vấn đề kinh tế xã hội được quan tâm, chú trọng, có chiều sâu, tạo được sức lan tỏa tích cực; khắc phục được khuynh hướng coi nhẹ biểu dương, mà nặng về phê phán, thổi phồng, khoét sâu khuyết điểm; bảo 🏅đảm thông tin tích cực là dòng chủ lưu trên báo chí...
Tình trạng "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ" từng bước được khắc phục, đ🐭ẩy lùi, qua đó lấy lại niềm tin của dư luận đối với báo chí, trả lại danh dự, công bằng cho những người làm báo chân chính.
Ông Thưởng nêu rõ 𓂃nhiệm vụ quan trọng và tập trung nhất của các cơ quan báo chí 𝄹hiện nay và trong cả năm 2021 là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về Đại hội XIII của Đảng và việc triển khai đưa nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan liên quan cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí theo hướng tăng cường trách nhiệm; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chꩵí.
"Cần tiến hành rà soát toàn diện các quy định của Đảng,✃ chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với báo chí; để từ đó đềꦐ xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu chỉ đạo, quản lý và thực tiễn phát triển báo chí", ông nói.
Về thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, ông Thưởng nói các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí cần tập trung thực hiện thật tốt các mục tiêu, giải pháp và lộ trình đã được nêu trong quy hoạch; thực hiện tốt nhiệm vụ trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra: "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt việc quy hoạch, sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí, truyền thông".
Các cơ quan chủ quản báo chí cũng cần đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, chú trọng hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý tòa soạn, quy t♓rình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên; hạn chế tối đa và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, lạm dụng quyền lực trong hoạt động báo chí.
"Để nâng cao chất lượng báo chí, điều kiện đầu tiên và tiên quyết ph🍰ải bắt đầu từ việc xây dựng đội ngũ người làm báo chuyên nghiệp", ông Thưởng nói.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng 𒊎Vũ Đức Đam đánh giá, năm 2020 rất nhiều năng lượng tích cực được báo chí khơi dậy, lan tỏa và làm mọi người Việt Nam "thấy yêu nước hơn, tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của🧔 Đảng, điều hành của Nhà nước".
Chia sẻ khó khăn với báo giới trước sự cạnh tranh thông tin trên mạng internet, mạng xã💧 hội, doanh thu quảng cáo, Phó thủ tướng cho rằng, việc thực hiện tự chủ của các cơ quan báo chí nhất thiết phải đi kèm cơ chế đặt hàng, giao nhiệm🅷 vụ và kèm theo điều kiện thực hiện.
"Chúng ta đã cơ bản thực hiện tốt quy hoạch báo chí, tới đây khi sơ kết 2 năm thực hiện quy hoạch, 5 năm thực hiện Luật Báo chí, cần rà soát, đánh giá lại và có những kiến nghị điều chỉnh cần t༺hiết, vì mục đích cuối cùng là làm cho báo chí của Việt Nam phát triển mạnh mẽ", Phó Thủ tướng nói.
Ông cũng mong muốn trước sức ép của mạng xã hội, mạng iternet, truyền hình trả ti𝔍ền và các dịch vụ xuyên biên giới, báo chí Việt Nam cần tận dụng tất cả thế mạnh của công nghệ mới, sáng tạo ra những giải pháp, có sự hỗ trợ của các bộ ngành để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.