"Nhật Bản, G7, các cuộc gặp quan trọng vớ♏i đối tác và bạn bè của Ukraine. An ninh và tăng cường hợp tác vì thắng lợi của chúng ta. Hòa bình hôm nay sẽ tới gần hơn", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng trên Twitter sau khi tới Hiroshima, Nhật Bản ngày 20/5.
Trước đó, giới chức nước chủ nhà Nhật Bản cho biết quyết định tới Hiroshima của ông Zele🅘nsky bắt nguồn từ "mong muốn mạnh mẽ" tham gia các cuộc thảo luận với G7 và những quốc gia có thể ảnh hưởng♋ đến năng lực quốc phòng của Ukraine.
Một quan chức Liên minh châu Âu (EU) nói ông Zelensky sẽ tham gia hai ♌phiên họp vào ngày 21/5, trong đó một phiên chỉ dành cho các thành viên G7 và tập trung vào xung đột tại Ukraine.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ gặp trực tiếp Tổng thống Zelensky bên lề hội nghị. Trước đó, Tổng thống Biden ngày 19/5 cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ đồng minh chuyển giao tiêm kích F-16 và huấn luyện phi công cho Ukraine.
Trong tuyên bố chung công bố ngày 20/5, các lãnh đạo G7 khẳng định "ủng hộ của chúng tôi dành cho Ukraine sẽ không thay đổi", cũng như khẳng định cam kết sát cánh cùng Ukraine trong xung đột với Nga.
G7 là nhóm 7 nền kinh tế phát triển trên thế giới, gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. Nhật Bản đang giữ chức chủ tịch luân phiê🀅n G7 năm 2023. Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 19-ꦑ21/5.
Tại hội nghị, các lãnh đạo G7 tìm cách giải quyết loạt vấn đề như biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo, đói nghèo, bất ổn kinh tế, phổ biến vũ khí hạt nhân và xung đột Nga - Ukraine.
Các lãnh đạo G7 "bày tỏ quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như cảnh báo Trung Quốc vềꦗ hoạt động quân sự hóa ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, các lãnh đạo G7 bày tỏ "sẵn sàng xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định với Trung Quốc", để ngỏ cánh cửa hợp tác và tránh làm tăng căng thẳng giữa khối và nền kinh tế lớn thứ hai thế giớ🌜i.
Nguyễn Tiến (Theo AP)