Bên cạnh những biểu tượng nổi tiếng như tháp Eiffel, điện Versailles hay bảo tàng Louvre, Paris còn có một địa điểm nữa mà không ít fan của sân khấu kịch Broadway mong muốn ghé thăm. Đó chính là nhà hát Opera Garnier (Palais Garnier) - nơi tạo cảm hứng cho nhà văn Gaston Leroux viết lên một trong những kiệt tác hay nhất mọi thời đại: Bóng ma trong nhà hát (Phantom of the Opera).
Nhiều 🐎du khách lần đầu tới Paris cho biết, họ thực sự bị kích thích khi nghe tới cái tên Palais Garnier, cũng như háo hức được tới thăm nơi này. Họ mong muốn một lần được cảm nhận sự hiện hữu của nhân vật Phantom (bóng ma) huyền thoại trong vở nhạc kịch, niềm hạnh phúc đến dâng trào trong tình yêu của một chàng trai bất hạnh và sự đau khổ đến cùng cực khi tình cảm bị chối từ.
Tác phẩm kể về một con người khốn khổ với khuôn mặt biến dạng đã trốn chạy khỏi xã hội phù hoa nhưng đầy giả d🎃ối, ích kỷ của nước Pháp của thế kỷ 19. Nơi anh chọn để trú ẩn an toàn là trong mê lộ những tầm hầm và kho chứa bên dưới nhà hát Opera tại Paris. Dần dần sau đó, tại đây bắt đầu xuất hiện những tin đồn về một bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện bên trong nhà hát, và nh🙈ững đồ vật cũng thường bị mất một cách bí hiểm.
Một thời gian sau, khi vô tình nhìn qua một lỗ nhỏ về phía sân khấu, Phantom nhìn thấy Christie, một diễn viên phụ trẻ đẹp và trái tim anh lập tức bị hạ gục bởi nàng. Phantom có kỹ thuật hát Opera hoàn hảo do học lỏm được từ những giọng ca hay nhất châওu Âu thường biểu diễn tại đây. Phantom đã xuất hiện trước mặt Christie, dạy cô hát. Nhờ đó, cô diễn viên phụ nhanh chóng được nhận vai chính và trở nên nổi tiếng khắp nước Pháp.
Bóng ma vẫn thường ôm trong lòn💞g một mối mộng mơ rằng, Christie sẽ đáp trả lại tình cảm của mình. Nhưng nàng lại phải lòng một chàng quý tộc trẻ đẹp. Đau khổ, tức giận, Phantom liền bắt cóc Christie tới nơi ở của mình, cạnh một chiếc hồ ngầm ở tầng hầm thứ bảy. Khi thấy chàng quý tộc trẻ bất chấp tất cả để chạy tới cứu người yêu và chứng kiến cảnh Christie có chết cũng không chọn mình, Phantom đã có ♍thể giết họ. Nhưng rồi, đám đông phía trên đang đi xuống để tìm những người mất tích, trên tay là các ngọn đuốc sáng rực. Phantom buộc phải từ bỏ người mình yêu, chạy vào nơi tối tăm nhất của tầng hầm để ẩn nấp. Và từ đó trở đi, Phantom - người đàn ông bất hạnh với con tim tan nát, biến mất và không bao giờ được nhắc đến.
Ngày nay, du khách khi ghé thăm nhà hát Opera, bên cạnh câu chuyện về Bóng ma, họ còn được nghe nhiều truyền thuyết khác về các hồ nước ngầm, các xác chết bị chôn vùi... Một trong những chi tiết nổi tiếng🌠 về nhà hát này đã được Gaston sử dụng trong tác phẩm của mình là việc một công nhân trong khi thi công nhà hát đã bị chiếc đèn chùm rơi trúng và tử nạn ngay sau đó. Tất cả những câu ಌchuyện đó, tuy chưa được xác thực nhưng lại càng khiến Palais Garnier trở nên nổi tiếng, lung linh hơn trong con mắt những người lữ hành.
Pierre Vidal, người phụ trách bảo tàng và thư viện ở Palais Garnier cho biết, ông đã quá quen thuộc với những tin đồn ma quái về nơi này. Tuy nhiên ông nhấn mạnh, những huyền thoại đó không mấy thú vị: "Chúng tôi không muốn khiến các bạn thất vọng. Tôi thường nhận được các cuộc gọi hỏi thăm về Bóng m♌a ở nơi này. Nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy cả".
Tuy nhiên những ai từng tới thăm 🔴các tầng hầm ở nhà hát đều cho biết, họ hoàn toàn bị thuyết phục rằng Phan✱tom có thể đã sống ở nơi này.
Xem thêm Ẩn tình sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ
Palais Garnier, (Opéra de Paris hay Opéra Garnier hay Grand Opera House) có tên thường gọi là Paris Opera, là một nh▨à hát opera có sức chứa 2.200 chỗ. Kiệt tác này do Charles Garnier thiết kế theo phong cách tân Baroque. Năm 1910, nhà văn người Pháp Gaston Leroux đã viết tiểu thuyết Bóng ma trong nhà hát. Cũng giống như nhân vật Romeo & Juliet của🍌 Shakespeare hay chàng gù trong nhà thờ Đức bà Quasimodo của Victor Hu🍃go, Phantom của Gaston được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật. Tuy nhiên, tại thời điểm tác phẩm được in ra, câu chuyện tình yêu đẫm lệ của ông sớm bị lùi vào quên lãng. 10 năm sau đó, ông chủ của hãng phim Universal bị Phantom of the Opera gây ấn tượng mạnh mẽ đã quyết định đưa câu chuyện này lên màn ảnh. Năm 1🤪925, bộ phim ra đời và tạo thành cơn sốt trên khắp thế giới. Hình tượng Phantom gây ám ảnh đến mức người người, nhà nhà nô nức đi xem và nó trở thành một trong những hình tượng văn học kinhജ dị nhất mọi thời đại, ngang hàng bá tước Dracular. Thế nhưng, tầm ảnh hưởng của độ nổi tiếng của Phantom chỉ thực sự được đưa lên tầm cao mới khi nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber quyết định viết thành một vở nhạc kịch. Trái với cái nhìn đầy bạo lực về một Bóng ma độc ác đã tự kỷ ám thị người xem trước đó, Phantom của Andrew thực sự là một kẻ đáng thương. Dưới bàn tay tài hoa của ông, câu chuyện không còn đơn thuần là những tình huống rùng rợn, nó vượt qua mọi sự thù ghét và vạch trần ra một bi kịch về tình yê🎃u đầy đau khổ. Ông cũng bỏ đi những chi tiết không cần thiết trong tiểu thuyết, thay đổi một số chi tiết để giúp người xem hiểu được rõ hơn về sự thật của tấn bi kịch này. Tác phẩm của Andrew thành công tới mức, tới nay mọi người chỉ biết về câu chuyện theo phiên bản mà ông đã tạo ra. |
Anh Minh