Trước tình hình mưa bão trên nhiều tỉnh thành hiện nay, nhiều xe cơ giới đang lưu thông trên đường bị cây đổ, đè bẹp, gây tổn thất nghiêm trọng cho các chủ xe. Thực tế, việc xe hư hỏng do mưa bão, ngập lụt không phải lỗi của con người nên không thể xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với cá nhân cụ thể nào trong trường hợp 𝕴này.
Việc chịu trách nhiệm bồi thường và mức giá trị bồi thường cho chủ xe cơ giới phải thực hiện theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã được𝔉 ký kết giữa chủ xe và c♌ông ty bảo hiểm.
Theo điểm D khoản 1 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm kh♛i xảy ra sựᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm q🃏uy định tại khoản 10 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định khi sự kiện đó xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Căn cứ vào các quy định trên, luật sư Lương Huy Hà - Giám đốc Công ty Luậꦍt Lawkey cho biết: "Trước hết, bên mua bảo hiểm ôtô bị thiệt hại vật chất do thiên tai cần kiểm tra sự kiện này thuộc phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng đã ký kết với công ty cung cấp bảo hiểm hay không. Đồng thời, khách hàng phải kiểm tra kỹ điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm được quy định rõ trong hợp đồng".
Ông Hà nêu thêm, nếu trong hợp đồng bảo hiểm ký kết giữa hai bên có thỏa thuận sự kiện xe bị hư hại do thiên tai là cơ sở được bồi thường và không thuộc các trường hợp loại trừ thì khách hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường khi sự kiện đó xảy ra. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, p🐻hía doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với khách hàng và các bên có liên quan thu thập một bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trư💎ớc pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đó.
Căn cứ theo༒ hướng dẫn tại Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, hồ sơ bồi thường bảo hiểm thiệt hại vật chất bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến xe do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: Giấy đăng ký xe hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe; giấy phép lái xe; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người lái xe; giấy chứng nhận bảo hiểm; giấy chứng nhậ🐈n kiểm định an toàn kỹ thuật...
- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này); các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bả👍o hiểm.
- Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
Thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường vật chất cho ôtô bị thiệt hại thường được các doanh nghiệp bảo hiểm quy định rõ tại quy tắc riêng của họ. Do đó, khách hàng có ôtô bị thiệt hại do thiên tai trước khi tiến hành yêu cầu bồi thường cần tìm hiểu trước về thành phần hồ sơ, tiến hành thu thập, củng cố tài liệu đầy đủ theo hướng🌺 dẫn tại quy tắc bảo hiểm vật chất xe ôtô.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp không có ꦓthoả thuận về thời hạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả phí hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đầ𒈔y đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu của khách hàng.