Đọc bài viết "Người Việt chuộng xe Hàn nhất Đông Nam Á" tôi thấy việc so sánh giữa các loại🐈 xe Hàn, Nhật và Đức lại trở thành đề tài nóng bỏng, thu hút được sự quan tâm rất lớn từ độc giả, từ những người đang, sắp và sẽ sở hữu ôꦚtô. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra để cùng bàn luận, trong đó ai cũng có cái lý của mình.
Những người sở hữu xe Nhật (nhất là Toyota) thì luôn đưa ra lý lẽ rằng xe của Nhật bền, giá trị bán lại cao và luôn cho rằng xe Nhật thì "đẳng cấp" hơn xe Hàn một bậc, họ gọi người mua xe Hàn là "thánh hưởng thụ". Đáp lại, những chủ nhân của xe Hàn lại đưa ra lý lẽ rằng xe Hàn được trang bị an toàn tốt hơn, có nhiều trang thiết bị, nhiều đồ chơi hơn và ít nhiều đều cho rằng những người mua xe Nhật là theo tâm lý chuộng cái logo, là "thánh cốt lõi". Những người đi xe Đức thì thường cho rằng mình ở một đẳng cấp khác, đã đi xe Đức thì không còn muốn ꦺđi loại khác nữa, cứ thế cuộc tranh luận kéo dài từ năm này qua năm khác mà vẫn chưa có hồi kết.
Bản thân tôi, do yếu tố nghề nghiệp nên tôi đã có may mắn được sử dụng, theo d𝔍õi nhiều loại xe, qua đó tôi thấy không có xe nước nào thật sự hoàn hảo. Xe của Nhật, nhất là của hãng Toyota luôn được người tiêu dùng ưu ái nhất nh💙ờ thiết kế theo phương châm mọi thứ "vừa đủ", quan trọng hơn nữa là độ bền cao, bán lại dễ dàng và được giá. Nhược điểm của xe Nhật là cảm giác lái không thật sự xuất sắc, có ít trang bị tiện ích. Xe của Hàn Quốc trong những năm qua đã đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ, thiết kế.
Ở cùng một phân khúc thì xe của Hàn luôn được trang bị an toàn và tiện ích nhiều hơn xe Nhật. Nhược điểm của xe Hàn là không bền bằng xe Nhật (ít nhất là trong suy nghĩ của số đông người tiêu dùng), giá trị bán lại cũng không cao như xe Nhật. Vậy xe của Đức thì sao nhỉ, phải chăng là hoàn hảo? Không thể phủ nhận rằng các loại xe của Đức luôn được sản xuất với công nghệ, chất lượng hàng đầu, trang bị an toàn và cảm giác lái ở mức xuất sắc. Vậy nó có nhược điểm không? Phàm cái gì có nhiều thì xác suất hỏng hóc cũng cao hơn, chẳng thế mà có câu chuyện lan truyền chưa rõ tính xác thực là khi được hỏi rằng "tại sao xe BMW hay hỏng vặt hơn Toyota", một vị quan chức của hãng BMW đã hóm hỉnh nhận xét: "Xe Toyota kh♌ông thể hỏng những thứ mà nó không có".
Thực tế, khi sử dụng ở Việt Nam chủ xe Đức cũng gặp phải một số phiền toái như: xe Đức đạt tiêu chuẩn châu Âu nên nó không mấy phù hợp với kiểu sử dụng xe "tiêu chuẩn Việt Nam", xe của Đức khi đã hỏng hóc thì thường được thay thế cả cụm chi tiết chính hãng chứ không thể t🧸hay thế theo kiểu đơn lẻ, phụ tùng "chợ giời" như xe Nhật, Hàn, do vậy chi phí nuôi xe thường rất cao.
Có một người quen của tôi đang chạy một chiếc Mercedes S500 tiết lộ, trung bình mỗi năm anh ta phải chi khoảng trên dưới 100 triệu cho việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng. Điều này giải thích tại sao xe Đức rất kén khách, nhiều n⛦gười thay vì mua xe Đức đã chọn xe Nhật, Hàn cùng tầm tiền. Như vậy, mỗi loại xe, các h൲ãng sản xuất ra cho một nhóm đối tượng có nhu cầu khác nhau, không thể nói hãng nào hơn hãng nào.
Khi có nhiều hãng xe cùng tồn tại và phát triển thì đương nhiên họ đều có cái lý của mình và họ đã làm đúng mục tiêu đề ra. Việc sử dụng xe Nhật, Đức hay Hàn là do sở thích, nhu cầu của từng cá nhân, nói như một số người là:🅘 "tiền của tôi, tôi mua xe gì là việc của tôi". Điều quan trọng nhất là mình thấy hài lòng với chiếc xe của mình là được. Biết đâu trong thời gian tới, các "fan" xe Hàn, Nhật, Đức lại quay sang sử dụng xe của Việt Nam thì sao nhỉ? Chúc các bạn luôn có những giây phút vui vẻ, thoải mái cùng gia đình trên chiếc xe thân yêu.
Tôi xin được thay lời kết bằng mấy câu thơ sau:
Trăm năm trong cõi người ta
Xe Hàn, Nhật, Đức đều là xe hơi
Cùng ta đi đến muôn nơi
Gia đình hạnh phúc, rạng ngời tình yêu
Xe Hàn tiện ích rất nhiều
Nhật thì bền bỉ, sớm chiều yên tâm
Xe hơi của Đức vượt tầm
Xứng danh đẳng cấp, phương châm an toàn
Dù xe Đức, Nhật hay Hàn
Dù cho đắt, rẻ, không bàn dở, hay
Miễn sao vui vẻ hàng ngày
Cùng xe tận hưởng đắm say cuộc đời!
Độc giả Duy Tuấn