Xe Nhật là thế🎀 lực ở thị trường Việt Nam ở hầu hết các phân khúc, nhờ sức mạnh thương hiệu và lợi thế có mặt sớm, nhưng phân khúc A là một ngoại lệ. Dù là phân khúc bán chạy thứ 2 tại Việt🍒 Nam chỉ sau cỡ B, nhưng xe Nhật cỡ A lại đang bán lẹt đẹt.
Cục diện phân khúc
Giá rẻ nhất, chi phí đầu tư thấp, kích thước nhỏ gọn phù hợp hạ tầng giao thông nội thị, tiềm năng doanh số lớn là những cơ sở để các hãng xe đầu tư vào phân khúc nàওy. Từ thuở ban đầu với kẻ phai phá Daewoo Matiz đến Chevrolet Spark, cuộc cạnh tranh giữa các hãng gần đây chứng kiến sự rút lui của Suzuki Celerio, Mitsubishi Mirage. Sau cùng, chỉ còn 5 hãng góp mặt gồm Toyota, Honda, Kia, ✅Hyundai và VinFast.
Trước 2018, khi Kia Morning, Hyundai i10 độc chiếm thị phần phân khúc hạng A hatchback, Mirage là cái tên Nhật duy nhất tham cಞhiến. Tuy nhiên, doanh số Mirage chưa khi nào là đối trọng thực sự của bộ đôi xe Hàn bởi trở ngại giá cao do nhập khẩu. Ở nhóm xe cho𒉰 người mới mua lần đầu vì tài chính eo hẹp, giá thấp gần như là yếu tố quan trọng nhất chi phối quyết định mua xe.
Đến 2018, Suzuki và Toyota cùng gia nhập phân khúc này. Suzuki mang về Celerio nhập Thái Lan trong khi Toyota Wigo nhập từ In♍donesia. Một năm sau, 2019, Honda không th♋ể ngồi yên khi đưa về Brio cũng bằng hình thức nhập khẩu.
Tại Việt Nam, mác xe Nhật được đánh giá cao về sự bền bỉ của động cơ và ít hỏng vặℱt. Những Brio, Celerio🌸, Mirage và Wigo đều được nhập khẩu, yếu tố thường được khách hàng đưa ra đong đếm là một lợi thế so với lắp ráp trong nước.
"Chưa có số liệu nghi🌌ên cứu nhưng tâm lý thích xe nhập hơn xe lắp là có thực trên thị trường", sếp chiến lược của một hãng xe Nhật tại Việt Nam từng nhận định. Theo vị này, ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam đi sau nhiều nước trong khu vực như Thái Lan𒉰, Indonesia. "Một nơi công nhân lắp ráp hàng triệu xe như ở Thái tất nhiên kinh nghiệm và tay nghề dày dặn hơn nơi công nhân lắp vài nghìn xe ở Việt Nam", ông ví von.
Có nhiều lợi thế nhưng xe Nhật gặp trở ngại khi giá nhỉnh hơn hai mẫu xe Hℱàn. Kia Morning và Hyundai i10 lắp ráp trong nước, đa dạng phiên bản nhất, giá thấp hơn xe Nhật và nhanh thay đổi thiết kế, gia tăng trang bị. Điều này giúp cả hai gần như không gặp nhiều khó k💞hăn để duy trì ưu thế áp đảo hoàn toàn trước các mẫu Nhật bất kể thua thiệt về số lượng.
Cùng thời điểm rút lui của Mirage 🅠vào tháng 8/2020, Suzuki cũng🎀 ngưng bán Celerio sau gần hai năm hiện diện. Bốn mẫu xe Nhật hiện chỉ còn hai cái tên còn trụ lại, gồm Toyota Wigo và Honda Brio.
Sau quãng thống trị của i10 và Morning, Fadil xuất hiện vào nửa sau 2019, làm cục diện nhóm đầu xáo trộn. Mẫu xe của VinFast từ chỗ một tân binh, tham chiến muộn nhất nhưng dần vươn lên trở thành mẫu xe bán chạy nhất. Cục diện phân khúc chia làm ba thế lực: Việt – Hàn – Nhật. Trong đó đại diện Hàn chỉ còn i10 đủ sức cạnh tranh. Kia Morning ngày càng thất thế dù ra mắt phiên bản mới. Giá ꦬcao, nội thất chật chội là một vấn đề của Morning.
Những hy vọng Nhật còn sót lại
Với Brio, mẫu hatchback cỡ A của Honda sở hữu ngoại hình tân thời, nhưng nội thất chưa mang lại chất hiện đại tương xứng. Trước khi có sự xuất hiện của Fadil, mức giá 418-448 triệu đồng của Brio đặt mẫu xe của Honda vào hàng đắt nhất phân khúc. Trở ngại g𒆙iá cao là nguyên nhân chính khiến mẫu xe Nhật không thể mở rộng tập khách hàng.
Với Wigo, Toyota vẫn trung thành với triết lý thực dụng, hướng đến nhóm khách hàng trẻ, hoặc phụ nữ cần một chiếc xe dễ lái và tính thanh khoản khi bán lại trước khi đổi xe lên các dòng cao cấp hơn. Toyota Wigo phiên bản nâng cấജp ra mắt hồi giữa 2020, tăng thêm hàng loạt trang bị n🌳hư khởi động nút bấm, camera lùi, gương chỉnh điện, điều hòa điện tử với mức giá cho bản AT là 385 triệu đồng. Bản tiêu chuẩn MT giá 352 triệu.
Về giá xe, bản cao nhất của Wigo hiện rẻ hơn bản tương tự của hai mẫu xe Hàn, Morning X-Line (439 triệu đồng) và i10 AT (435 triệu đồng). Để tăng nhiệt cho Wigo, hãng ưu đãi gói quà tặnಞg 20 triệu đồng gồm phụ kiện và tăng bảo hành từ 3 lên 5 năm, kéo dài trong 6 tháng (đến hết 2021), những điều hiếm thấy từ liên doanh Nhật.
Doanh số của phân khúc hatchback hạng A tại Việt Nam năm 2019 là 39.270 xe, 2020 là 47.601 và 28.306 xe sau 8 tháng 2021 (59% của 2020). Điều này cho thấy sức mua đối với nhóm xe đô thị cỡ A vẫ♓n có tiềm năng doanh số tăng hơn nữa dù ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sự rơi rụng của Mirage hay Celerio ph♋ản ánh những khó khăn của xe Nhật ở phân khúc này. Những hy vọng còn sót lại đặt vào mẫu xe của Honda và Toyota.
Thành Nhạn