Bài viết của tôi về Tư duy đổ lỗi của không ít người đi xe máy tại Việt Nam, có nhiều bạn bình luận nói rằng tôi chưa trải nghiệm giao thông thành phố lớn, rồi đổ lỗi quy hoạch, và hỏi rằng không đi lên vỉa hè thì đi ở đâu. Xin phép trả lời các bạn, tôi sống ở trung tâm Hà Nội 20 năm nay, ngày nào đi làm cũng chịu cảnh tắc đường cả tiếng đồng hồ mỗi buổi sá🐻ng, chiều,▨ đều như vắt tranh. Tôi đi cả ôtô và xe máy.
Và phải thừa nhận rằng, có nhiều lần đi xe máy tôi cũng leo lề, vì có việc, vì sốt ruột. Tôi luôn ꦅý thức mình sai vì làm vậy. Và rõ ràng hãy🌳 để ý, nếu đi xe máy sẽ nhanh hơn ôtô, và còn nhanh hơn nữa nếu leo vỉa hè. Nhưng đó là nhanh vì sai. Sai trầm trọng. Vậy vì sao nhiều người vẫn nói ôtô chiếm hết đường xe máy. Hãy xem hình dưới đây:
Đây là minh họa với tình huống đường hỗn hợp, không phân biệt phương tiệ🐲n, vào giờ cao điểm. Trường hợp bên trái là đi đúng luậ🐼t, còn bên phải, xe máy nhảy lên vỉa hè là sai luật. Vậy ôtô chiếm hết hai làn đường thì xe máy đi ở đâu. Câu trả lời là đi sau ôtô. Có thế thôi, rất đơn giản.
Vì sao xe máy không chấp nhận đi sau? Đi sau cũng là đường, đâu phải không còn đường? Vì sao ôtô thì chấp nhận chờ mà xe máy thì không? Vì xe máy nhỏ, dễ cơ động để phạm luật. Nếu cũng dùng lý lẽ như xe máy, thì có lẽ hai tài xế ôtô màu xanh lá và màu cam trong hình sẽ hỏi câu tương tự: xe máy chiếm hết đường, ôtô chỗ đâu mà đi?
Nhưng nếu chúng ta biết cách chờ đợi trong trật tự như vậy, sẽ không xảy ra xung đột🥀, và đường có thể ùn chứ không tắc cứng, xe cài✱ vào nhau như răng lược.
Tóm lại, tất cả chỉ nằm ở hai chữ: xếp hàng. Nếu từ nhỏ chúng ta được dạy tốt về ý thức xếp hàng, nếu cả xã hội đều chịu khó xếp hàng trong tất cả mọi việc, thì sẽ không xảy𓆏 ra tình trạng tranh cãi năm này qua năm khác, mãi không dứt như hiện nay.
Cơ sở hạ tầng của chúng ta có thể chưa đáp ứng, quy hoạch, tổ c🔯h🎃ức giao thông của chúng ta có thể chưa hiện đại. Nhưng dù có thế nào, việc của người lái xe khi ra đường là phải tuân thủ luật. Luôn luôn tuân thủ luật. Vậy thôi.
Độc giả Quang Vinh