Thứ ba, 11/9/2018, 09:19 (GMT+7)

Oxfam: Bình đẳng giới là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn ở đa dạng giới và môi trường bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Diễꦛn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) là cơ hội để nêu những thành công và thách thức của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận mà nó còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Việt Nam là một trong nhữn💎g quốc gia có luật bình đẳng giới tiến bộ nhất châu Á, là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ vào năm 1982. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượn💃g lao động đạt 73%, thuộc nhóm cao nhất khu vực.

Công nhân trong một công ty may ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Reuters

Công nhân trong một công ty may ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, phụ nữ phần lớn làm các công việc tay nghề thấp và chưa qua đào tạo. Trong mọi ngành nghề, phụ nữ cũng được trả lương thấp hơn 33% so với đồng nghiệp nam.꧅ Mức✱ chênh lệch này lên đến 43% tại các công ty nông nghiệp và công ty nước ngoài.

Thách thức này cũng tương tự trong khu vực và trên toàn cầu. Trong khu vực doanh nghiệp xã hội, Đông Nam Á đang dẫn đầu trong việc hướng tới bình đẳng thu nhập và cơ hộ꧃i lãnh đạo cho phụ  nữ so với các khu vực k💟hác. Tuy nhiên, phụ nữ châu Á vẫn chỉ kiếm được số tiền bằng một phần lương của nam giới, và nguy cơ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu cũng lớn hơn.

Có nhiều bằng chứng cho thấy lãnh đạo nữ có thể thúc đẩy lợi nhuận và tạo ra𝐆 lợi tওhế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên cấp độ quốc gia, mức độ bình đẳng giới cao hơn trong lực lượng lao động tạo ra rất nhiều cơ hội cho kinh tế vĩ mô. Năm 2015, Viện Quốc tế McKinsey khẳng định nếu phụ nữ tham gia bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, GDP sẽ tăng 28.000 tỷ USD năm 2025. Con số này tương đương với cả Mỹ và Trung Quốc cộng lại. 

Để đạt hiệu quả cao hơn, Chính phủ và các lãnh đạo doanh nghiệp cần giải quyết ba rào cản chính đối với bình đẳng kinh tế. Đó là Thay đổi môi trường chính sách, Thay đổi văn hóa doanh nghiệp🍒 và Điều chỉnh các chuẩn mực xã hội.

Tại Việt Nam, môi trường pháp lý cung cấp một nền tảng tốt để các công ty phát triển chính sách toàn diện về giới, cả trong tổ chức cũng như vận hành kinh doanh. Nhiệm vụ thách thức và phức tạp hiện tạ🗹i là đẩy☂ mạnh cách nghĩ và văn hóa về đa dạng giới tại nơi làm việc. Các doanh nghiệp thực sự hướng tới kinh doanh bao trùm sẽ thực hiện các giải pháp với chiến lược nội bộ và bên ngoài toàn diện, gồm các chính sách tốt, văn hóa kinh doanh đánh giá cao sự lãnh đạo của phụ nữ và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội.

Babeth Ngọc Hân Lefur - Giám đốc Quốc gia Oxfam tại Việt Nam 

 

Chia sẻ bài viết qua email