Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, lực lượng Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP), một nhánh của ⭕Taliban ở Pakistan, đã gửi lời chúc mừng tới "chiến thắng thần thánh" của lực lượng. Thông ♓điệp này cho thấy việc Taliban tiếp quản Afghanistan có thể có ý nghĩa lớn với Pakistan, một trong vài nước từng công nhận Taliban khi lực lượng này nắm quyền ở Afghanistan 20 năm trước.
Các chính trị gia, giáo sĩ, sĩ quan quân đội và thậm chí Thủ tướng Pakistan Imraꦓn Khan đều h🐭oan nghênh sự thành lập của chế độ Taliban. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại chiến thắng của lực lượng này sẽ thúc đẩy các tổ chức chiến binh Hồi giáo hoạt động mạnh hơn ở Pakistan.
Nhữn🥀g nhóm chiến binh này đang đấu tranh để Pakistan áp dụng một mô hình cai trị ki🔯ểu Hồi giáo hà khắc hơn, tương tự cách Taliban áp đặt ở Afghanistan từ năm 1996 đến 2001.
"Vài tháng tới có thể sẽ yên bình, nhưng sau đó chủ nghĩa cực đoan sẽ nhen nhóm. Nếu Taliban thành cô🃏ng dưới bất cứ hình thức nào, các chiến binh sẽ có lý do thuyết phục về hệ thống cai trị kiểu Hồi giáo ở Pakistan", nhà phân tích chính trị Ayesha Siddiqa cho biết.
TTP, một nhóm chiến binh bị cấm tại Pakistan chịu t♒rách nhiệm về loạtꦡ vụ tấn công khủng bố, gần đây đang hồi sinh. Nhóm này là một nhánh của Taliban Afghanistan và mối quan hệ của họ cũng như hệ tư tưởng chung là không thể phủ nhận. Trong số những tù nhân đầu tiên được Taliban thả ở Afghanistan vào tuần trước có phó chỉ huy TPP Faqir Muhammad.
Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người ở Pakistan bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Taliban tiếp quản Afghanistan, trong đó có 🍌Asad Durrani, cựu lãnh đạo 💦Tình báo liên dịch vụ (ISI) của Pakistan.
"Quần chúng sẽ rất vui༺ mừng khi Taliban kiểm soát Afghanistan. Mối lo ngại chủ yếu đến từ các tầng lớp đặc quyền, những người sẽ bị tước đi sức mạnh nhằm bóc lột dân nghèo", Durrani nói.
Cựu lãnh đạo ISI cũng ca ngợi mô hình cai trị kiểu hồi giáo của Taliban. "Vấn đề ở đây là Taliban không có ý định ảnh hưởng đến chính trị hay hệ tư tưởng ở Pakistan. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta, liệu ch✨úng ta có muốn áp dụng mô hình chiến thắng 💛của họ hay không", Durrani nhận định.
Sau khi hoàn thành quá trình kiểm soát Afghanista🌳n, Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở nước này và kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế. Lực lượng này khẳng định không muốn sống cô lập và sẽ sớm làm rõ hình thức nhà nước, chế độ chính trị.
Đại sứ Nga tại Afghanistan Dmitry Zhirnov đã lên kế hoạch gặp mặt Taliban, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng phát triển "quan hệ hữu nghị" với lực lượng. Thổ 🅰Nhĩ Kỳ cũng thể hiện sự hoan nghênh với thông điệp nước này đánh giá là tích cực, được Taliban đưa ra với cộng đồng quốc tế sau khi kiểm soát Afghanistan.
Ngọc Ánh (Theo Guardian)