Truyền thông Ấn Độ hôm nay đưa tin Lực lượng Không quân (IAF) nước này đã mở ꦫcuộc điều tra về vụ tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos "bị phóng nhầm" sang lãnh thổ Pakistan hôm 9/3.
Tuy nhiên, phía Pakistan vẫn yêu cầu mở điều tra chung về vụ phóng nhầm tên lửa. Pakistan cho biết sự việc nghiêm trọng này đã đặt ra câu hỏi về các biện pháp an ninh và ꦇđảm bảo an toàn kỹ thuật để tránh hành động phóng nhầm tên lửa, trong bối cảnh cả hai quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tòa án binh Ấn Độ cũng sẽ xem xét quy trình vận hành, chỉ huy và kiểm soát hiện nay để ngăn chặn các vụ phóng nh꧑ầm tên lửa tương tự trong tương lai, vốn có thể kích hoạt phản ứng đáp trả từ nước láng giềng, nguồn thạo tin Bộ Quốc phòng nước này nói.
"Sự cố như vậy giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân, vốn không có các q🌠uy trình ngăn chặn rủi ro cũng như thời gian phản ứng cực kỳ ngắn, có thể dẫn tới cuộc xung đột thảm khốc", một sĩ quan cấp cao Ấn Độ nói.
Quân đội Pakistan tối 10/3 cho biết quả tên lửa xuất phát từ thành phố Sirsa ở bang Haryana, miền bắc Ấn Độ đã đạt tốc độ hơn 3.700 km/h và bay khoảng 124 km vào sâu trong không phận nước này, trước khi rơiꦛ xuống gần thành phố Mian Channu, miền đông Pakistan.
"Đường bay của vật thể đe dọa nhiều chuyến bay dân dụng trên vùng trời Pakistan và Ấn Độ, cũng như mạng sống người dân và tài sản dưới mặt đất", phát ngôn viên quân đội Pakistan nói. Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu tập đại biện lâm thời Ấn Độ ở Islamabad để gửi công hàm phản đối hành động "xâm phạm không ph🅠ận vô cớ".
Giới chức Ấn Độ vẫn kín tiếng về sự cố này, nhưng các nguồn thạo tin cho🌠 hay một quả tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos không mang đầu đạn hạt nhân đã bị phóng nhầm trong cuộc diễn tập bảo dưỡng và huấn luyện của một đơn vị tên lửa 𝓡gần căn cứ không quân ở miền bắc Ấn Độ vào tối 9/3.
Nguồn tin nói t✅hêm tên lửa BrahMos được tích hợp các cơ chế an toàn bằng điện tử và cơ khí, nhưng chúng "có thể đã bị người vận hành vô𝓀 tình bỏ qua trong cuộc diễn tập" hoặc "có trục trặc kỹ thuật". Trong diễn tập, dữ liệu thật về tọa độ mục tiêu được nạp vào tên lửa, nhưng nó "đáng lẽ không được phóng lên", nguồn tin nói.
Các loại tên lửa dùng động cơ dòng thẳng (ramjet) như BrahMos🍷 sau khi được phóng lên không có cơ chế tự hủy như tên lửa chiến lược hoặc tên lửa hạt nhân Agni và Prithvi🍸.
Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia láng giềng luôn trong tình trạng căng thẳng do yếu tố lịch sử. Anh rút khỏi thuộc địa Ấn Độ vào năm 1947, dẫn đến việc nơi này chia tách 🌊thành hai quốc gia gồm Ấn Độ, nơi đa số người theo đạo Hind💙u sinh sống và Pakistan, nơi đa số người Hồi giáo sinh sống.
Giới chuyên gia quân sự từn🍌g cảnh báo nguy cơ sự cố hoặc tính toán sai lầm dẫn tới xung đột vũ trang giữa hai quốc gia sở hữu hạt nhân ở Nam Á. Ấn Độ và Pakistan đã trải qua ba cuộc chiến tranh lớn và nhiều đụng độ quy mô nhỏ, gần nhất là trận không chiến giữa hàng chục máy bay trên bầu trời Kashmir 💜năm 2019.
Ngọc Ánh (Theo Times of India)