17 tuổi, lần đầu được nghe Phạm Quỳn♐h Anh hát “Bonjour, Vietnam!”, tôi đã phải mất một phút đề thoát khỏi cái cảm giác trầm tư suy nghĩ và về với thực tại, tình cảm da diết của Quỳnh Anh đã thổi hồn vào trong bài hát. Những hình ảnh mộc mạc của đất nước Việt Nam đang được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà tôi chưa được biết đến, tôi chỉ được nghe qua lời nói trìu mến của bà mà bây giờ tôi chẳng thể nào nghe thêm lần nữa, nó quá ít để tôi có thể hiểu được một thứ ngôn ngữ kỳ lạ. Sao lại mượt mà đến thế, tôi bắt đầu thấy tò mò và vẽ ra trong đầu mình vô số hình ảnh về con người và những vùng đất đang ngày ngày sử dụng thứ ngôn ngữ mê hoặc kia.
21 tuổi, tôi đi học tiếng Pháp. Tôi lúc ấy như đứa trẻ mới tập nói, bắt đầu ê a từng con chữ, tập làm quen với mọi thứ xung quanh qua khung ☂cửa sổ khác của ngôi nhà thế giới. Và một lần nữa, những hình ảnh về nước Pháp lại bùng cháy trong tôi qua những câu chuyện mà cô đã kể.
Từ ngọn tháp vĩ đại và kiêu hãnh mang tên Eiffel; ngôi làng Provence bát ngát sắc tím của loài ꦉhoa Lavender xao xuyến lòng người, cái đã khơi lên nguồn cảm hứng cho Van Gohn tạo nên những bức tranh tuyệt tác; Rồi đến bức tường “Je t’aime” tại quảng trường Abbesses, nơi mà một ngày tôi sẽ cùng người mình yêu chạm tay vào đấy. Tôi sẽ đứng ngắm nhìn Khải Hoàn M☂ôn với một niềm tự hào xen lẫn sự tôn kính vì tôi biết đó là cảm giác mà Jean Francois Therese Chalgin sẽ không bao giờ có được.
Rồi đôi chân trong trí tưởng tượng của tôi sẽ không dừng lại cho đến khi nó chạm vào những viên gạch được lát trên tường của Nhà thờ Đức Bà, nơi được nhắc đến trong vở nhạc kịch cùng tên mà tôi đã xem lúc bé. Tại đó tôi sẽ hồi tưởng lại cái cảnh của mười năm trước tôi đ൲ã khóc như một con ngốc khi xem đến đoạn Quasimodo ôm lấy thân thể của nàng Esmeralda và lay trong tuyệt vọng, nước mắt tôi đã nhỏ xuống khi nghe Quasimodo hát “Laisse-moi partir avec toi, mourir pour toi n'🍰est pas mourir ” – “Hãy để anh ra đi cùng em, nếu như được chết vì em thì đó đâu gọi là chết”.
Có thể tôi của bây giờ cho rằng cô bé khóc nhè đó thật là sến,ಞ nhưng cũng nên thông cảm cho một cô gái đang tuổi♊ mới lớn còn hay mơ mộng, còn người Pháp thì quá lãng mạn để viết nên một tuyệt tác như thế. Thế nên tôi cũng không thấy xấu hổ lắm về chuyện lúc ấy tôi có rơi vài giọt nước mắt…
Tôi bắt gặp ánh mắt của mình trong cách nhìn của Remy (Ratatouille) đang đứng trên quê nhà ngắm nhìn Paris rực rỡ ánh sáng. Trong án🃏h mắt ấy ngọn lửa của sự háo hức và khát khao to lớn về vùng đất xa xôi. Cũng như Remy tôi muốn mình mang sứ mạng đem món quà bình dị của quê hương đất nước đến với các parisien.
Mỗi lần nhìn thấy ở đâu đó hình ảnh về nước Pháp, tôi lại mỉm cười nh💜ớ đến câu nói “Thế giới là phẳng và cơ hội chia đều cho những ai biết nắm bắt.”. Và vì giấc mơ không bị ai đánh thuế nên hãy cứ mơ về Paris mỗi ngày, để rồi một hôm nào đó tôi phải đóng thuế thực sự vì đôi chân mình đã đứng trên đất Paris.
Trên cao kia bà hẳn đang dõi theo tôi, và tôi của 23 tuổi với trái tim hồi hộp thêm vào đó một chút thổn thức, hàng ngàn suy♏ nghĩ và dự định cứ gõ cửa tìm tôi mỗi ngày. Và tiếp theo là tôi mắc phải chứng bệnh đau tim của một người bắt đầu biết yêu, hy vọng rằng tôi sẽ không bị thất tình để một ngày nào đó trong quỹ thời gian thanh xuân của mình có thể nói với Paris rằng “Bonjour, Paris!”.
Trần Phương Thảo