🧸Một đêm cuối năm 2016, người ta thấy một người đàn ông với sơ mi đen và áo khoác một mình lặng lẽ ăn tối trong Bảo tàng Hàng hải ở Barcelona. Đó là doanh nhân người Nga Pavel Durov - người đang sở hữu khối tài sản 3,4 tỷ USD. Ông không có thói quen uống rượu, nhưng vẫn đến đây để ăn mừng ứng dụng Telegram đạt 100 triệu người dùng.
♏Những tháng gần đây, Telegram - ứng dụng nhắn tin được mã hóa của Durov - đã quá phổ biến. Mọi người đổ xô đăng ký thành viên với mong muốn trao đổi nội dung một cách an toàn mà không bị thu thập dữ liệu hay quảng cáo hướng mục tiêu.
🔯Telegram ngày càng được chú ý hơn sau khi WhatsApp, ứng dụng nhắn tin do Facebook đứng sau, muốn liên thông dữ liệu người dùng các nền tảng mà họ quản lý với nhau, gồm Facebook, Instagram và Messenger. Một cuộc "di cư" lớn từ WhatsApp sang Telegram đã diễn ra, giúp ứng dụng của Durov vượt qua cột mốc 500 triệu người hoạt động hàng tháng trong năm 2020. Theo Sensor Tower, tính đến tháng 1, Telegram đã được tải xuống 51,7 triệu lần, tăng 215% so với cách đây một năm.
Pavel Durov là ai?
ꦰDurov sinh ngày 10/10/1984 tại Saint Petersburg. Ông sống sung túc từ nhỏ cùng gia đình ở Turin. Cha ông, Valery, là một giảng viên ngành ngữ văn nhưng yêu công nghệ.
ꦍKhi còn đi học, Durov từng tấn công mạng máy tính của trường và bị nhà trường cắt quyền truy cập Internet. Chàng thanh niên trẻ cũng từng tuyên bố là muốn trở thành "biểu tượng Internet" sau này.
✅Cả Durov và anh trai Nikolai đều được cha định hướng về công nghệ. Chính người anh đã phát triển VKontakte - mạng xã hội tương tự Facebook - nhưng chỉ hoạt động với quy mô nhỏ. Năm 2006, Durov tốt nghiệp chuyên ngành ngữ văn tại Đại học bang Saint Petersburg. Cùng năm, hai anh em đổi tên VKontakte thành VK.
꧒Từ một website nhỏ ban đầu, VK nhanh chóng phát triển. Năm 2014, website này có hơn 20 triệu người dùng, được định giá 3 tỷ USD. Vài năm sau, mạng xã hội này nhanh chóng phổ biến với 350 triệu người dùng, giúp Durov trở thành triệu phú.
𝕴Tuy nhiên, việc VK phát triển khiến chính phủ Nga không hài lòng. Giới chức Nga muốn sử dụng nền tảng này "bịt miệng" các chính trị gia đối lập và muốn xóa các nội dung liên quan đến người biểu tình. Durov từ chối. Thậm chí, ông còn đăng hình ảnh một con chó đang thè lưỡi lên trang cá nhân để thách thức.
🍎Yêu cầu trực tiếp Durov không được, chính phủ Nga phải "đi đường vòng". Năm 2012, Mail.ru - công ty Internet lớn nhất Nga, được cho là có liên kết với nhà nước - đã tìm cách kiểm soát VK bằng cách mua lại cổ phần của công ty này càng nhiều càng tốt. Durov biết được và lại chụp ảnh "ngón tay thối", đăng lên để thách thức.
🐠Trong một cuộc họp vào tháng 12/2013, Durov nói ông đang bị ép bán 12% cổ phần cho Ivan Tavrin, một trong những nhân vật đứng sau Mail.ru. Nếu số cổ phần đó vào tay Tavrin, ông ta sẽ là cổ đông lớn nhất VK và sẽ lật đổ Durov. Tuy nhiên, Durov nhất định không bán.
ꦡKhông thể lay chuyển được Durov, chính phủ Nga gây áp lực bằng cách khác. Năm 2013, ông chủ VK bị điều tra với cáo buộc tông xe vào cảnh sát. Durov phủ nhận việc sở hữu chiếc xe gây tai nạn và khẳng định rằng mình chưa bao giờ học lái xe.
🔥Tháng 4/2014, Durov công khai từ chối giao dữ liệu liên quan đến những người biểu tình Ukraine trên VK cho cơ quan an ninh Nga, đồng thời tuyên bố các yêu cầu này là bất hợp pháp.
🍒Ngày 21/4/2014, Durov bị bãi nhiệm khỏi chức CEO VK do liên quan đến một lá đơn từ chức viết vào ngày "Cá tháng Tư", dù ông đã đính chính hai ngày sau đó. Durov cho rằng chính phủ Nga đã "nhúng tay" vào việc này.
🧸Trong năm đó, ông đã đáp chuyến bay ra khỏi Nga, mang theo 300 triệu USD bán cổ phần ở VK cùng 2.000 Bitcoin và trở thành một người sống lưu vong.
꧙VK được công ty Mail.ru mua lại toàn bộ cổ phần và trở thành chủ sở hữu duy nhất.
ꦅMột năm trước khi rời khỏi Nga, Durov đã cùng một số cộng sự, khoảng 15 người phát triển Telegram - một ứng dụng nhắn tin được mã hóa đầu cuối. Telegram ra đời tháng 8/2013 với mục tiêu không phải vì lợi nhuận, dù cấu trúc doanh nghiệp này không giống một tổ chức phi lợi nhuận.
𝓡Ban đầu, công ty có trụ sở tại Nga, sau đó chuyển đến Đức. Đến 2015, Telegram tiếp tục chuyển sang các khu vực pháp lý khác nhau do không xin được giấy phép cư trú cho mọi người trong nhóm phát triển. Hiện nay, Telegram có trụ sở tại Dubai.
﷽Mục đích tạo nên Telegram của Durov là để tránh bị chính phủ "dòm ngó" dữ liệu. "Khi tôi sống ở Nga, tôi đã hình thành thói quen không bao giờ nói chuyện điện thoại, vì mọi cuộc trò chuyện của tôi đều bị các cơ quan thực thi pháp luật ghi lại", Durov nói.
♊Durov đã "chu du" khắp thế giới trước khi ổn định cuộc sống ở Dubai, nơi ông đang hẹn hò với siêu mẫu người Nga Alena Shishkova. Ông hiện là công dân của Saint Kitts and Nevis, một quốc gia thuộc vùng Caribe, sau khi quyên góp 250.000 USD cho nước này.
♚Ông chủ Tegegram hiện ở độ tuổi 36, nhưng vẻ ngoài trẻ hơn nhiều so với tuổi. Ông cho biết, việc định hình một thói quen nghiêm ngặt, không uống cà phê, rượu hay ăn thịt giúp ông có được vóc dáng săn chắc. "Tôi rất tin tưởng vào khả năng tự kiềm chế bản thân", Durov chia sẻ vào năm 2019. "Tôi chỉ bị sốt một lần trong 15 năm qua. Tôi hầu như không bị ốm". Ngoài ra, ông cũng tập nhịn ăn và từng chia sẻ rằng đã làm việc hiệu quả hơn sau khi nhịn ăn 6 ngày.
Bảo Lâm (theo Telegraph)
- Hai tỷ phú công nghệ đứng sau Telegram và Signal
- Hơn nửa triệu người tải Telegram vì Trump
- Telegram kiện Apple độc quyền trên App Store
- Telegram bị hacker Trung Quốc tấn công
- Nga yêu cầu Apple xóa Telegram khỏi App Store
- Telegram và Gmail là 2 ứng dụng ưa thích của khủng bố
- Telegram - công cụ truyền bá tư tưởng của khủng bố
- Telegram - đối thủ của Facebook