Tính năng Tự khai mũi tiêm được cung cấp qua mục "Ví giấy tờ" trên ứng dụng PC-Covid bản 4.1.6 vừa phát hành trên iOS. Người dùng iPhone có thể vào App Store, tìm PC-Covid và cập nhật. Bản dành cho Android dự kiến được triển khai trong thཧời gian ngắn sắp tới.
"Ví giấy tờ" lưu trữ tài liệu của ngườ💮i dùng liên quan đến phòng chống dịch, như chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm, chứng nhận F0 khỏi bệnh và giấy đi đường. Tuy nhiên, hiện mới có tính năng khai báo và lưu trữ chứng nhận tiêm khả dụng, còn các loại giấy tờ khác vẫn đang được phát triển.
Theo Trung tâm Công n💫ghệ phòng chống Covid-19, tính năng mới giúp người dùng đơn giản hóa và linh hoạt hơn trong꧂ việc lưu trữ, cung cấp thông tin hỗ trợ phòng chống dịch.
Ví dụ với mũi tiêm, trong trường hợp dữ liệu chưa đúng hoặc chưa đủ, người dùng có thể vào mục mũi tiêm, chọn thẻ Tự khai tiêm vaccine > Sửa thông tin mũi tiêm và điền tên loại vaccine, ngày tiêm. Thông tin hợp lệ cần đính kèm ảnh𝓀 chụp của Giấy chứng nhận tiêm vaccine.
Sau khi cập nhật, giao diện PC-Covid sẽ hiển thị số mũi tiêm theo thông tin mà người dùng vừa nhập vào, kèm chữ "Tự khai" để phân biệt với dữ liệu tự động từ hệ thống. Để xem lại các giấy tờ đã gửi, người dùng vào Menu, chọn Ví giấy tờ. PC-Covid🐽 hiện hỗ trợ khai báo tiêm vaccine đến mũi thứ ba.
PC-Covid chậm cập nhật mũi tiêm thứ ba
Việc tiêm vaccine mũi ba đang được triển kဣhai ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, một số người dùng phản ánh mũi thứ ba của họ đã hiển thị đầy đủ trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, trong khi PC-Covid vẫn là mũi hai, thậm chí mũi🅠 một.
Ông Đỗ Lập Hiển, thành viên thường trực Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid-19, giải thích việc hiển thị mũi tiêm trên PC-Covid là quy 🎶trình tự động, không phụ thuộc vào mũi hai, mũi ba hay các mũi tiêm sau này.
Ông x💦ác nhận tình trạng mũi tiêm có thể hiển thị muộn, xuất phát từ hai nguyên nhân: do đơn vị ti🌄êm chưa nhập liệu và do độ trễ của bộ nhớ đệm.
Theo Trung tâm công nghệ, hiện nay hầu hết các cơ sở tiêm chủng trên cả nước sử dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng, giúp dữ liệu được cập nhật trực tiếp lên hệ thống. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp, như cần tiêm nhanh, chưa kịp triển khai hệ thống thông tin, nên cơ sở t𝕴iêm tự lưu thông tin ra một file riêng, sau một thời gian mới đưa lên nền tảng.
Ngoài ra, ông Hiển cho biết, PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử đều lấy dữ liệu🍬 từ nền tảng tiêm chủng chung, nhưng phải thông qua các bộ nhớ đệm thay vì được truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu gốc. Các bộ nhớ đệm có thời gian làm mới dữ liệu khác nhau, dẫn sự khác biệt trong việc hiển thị của PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, khác biệt này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sau đó các app sẽ꧟ đều được đồng bộ giống nhau.
Trong bản cập nhật mới, PC-Covid bổ sung tính năng Kiểm tra thông tin tiêm mới nhất. Trong trường hợp bị hiển thị thiếu, người ﷽dùng có thể vào phần mũi tiﷺêm trên giao diện chính, chọn chức năng này để hệ thống cập nhật. Họ cũng có thể sử dụng tính năng Ví giấy tờ ở PC-Covid phiên bản 4.1.6 để tự khai báo.
PC-Covi🀅d hiện là ứng dụng chính phục vụ việc💯 phòng chống dịch Covid-19. Thống kê đến ngày 7/1, PC-Covid có hơn 65 triệu lượt tải, hơn 33 triệu người sử dụng thường xuyên. Ứng dụng hỗ trợ người dùng khai báo sức khỏe, khai báo di chuyển, hiển thị thẻ Covid với thông tin về mũi tiêm, kết quả xét nghiệm và mã QR. Trước đó, ứng dụng cũng được cải tiến để ẩn thông tin cá nhân, quét QR không cần Internet, khai báo y tế một chạm...
Lưu Quý